So sánh ưu nhược điểm của các loại hệ thống treo trên ô tô

Mục lục
Mục lục

Một chiếc xe vận hành có êm ái không, có khả năng chịu tải tốt không, hay di chuyển tốt ở loại địa hình nào phụ thuộc rất nhiều vào loại hệ thống treo mà chiếc xe đó được trang bị. Xe ô tô thường sử dụng loại hệ thống treo nào? Mỗi loại hệ thống treo có ưu nhược điểm gì? Hãy cùng Caready tìm hiểu ở bài viết này nhé! 

Những điều cần biết về hệ thống treo ô tô 

Hệ thống treo là gì?

Hệ thống treo là bộ phận đặt phía trên cầu trước và cầu sau của xe giúp kết nối vỏ khung ô tô với các cầu xe để xe có thể vận hành êm ái và ổn định. Thực tế, hệ thống treo thuộc bộ phận khung gầm xe, bên cạnh các hệ thống khác như hệ thống khung xe, bánh lái và bánh xe. Ngoài ra, hệ thống này còn đóng vai trò truyền lực và mô-men từ bánh xe lên đến khung hoặc vỏ xe giúp bánh xe hoạt động đúng quy trình.

Hệ thống treo có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chuyển động êm ái và cân bằng của chiếc xe, đặc biệt ở những cung đường gồ ghề. Đây cũng là bộ phận giúp hạn chế các ảnh hưởng cơ học đến khung xe và các chi tiết kim loại, tránh việc xe bị xóc quá nhiều khi di chuyển mà không cần phải giảm tốc độ.

Thực tế, hệ thống treo thuộc bộ phận khung gầm xe, bên cạnh các hệ thống khác như hệ thống khung xe, bánh lái và bánh xe. Cùng với sự phát triển của công nghệ, thiết kế hệ thống treo hiện nay rất đa dạng và càng ngày càng tăng tính năng sử dụng.

Hệ thống treo trên ô tô
Hệ thống treo trên xe ô tô

Cấu tạo, công dụng của hệ thống treo 

Hệ thống treo được tạo thành bởi 3 bộ phận chính, gồm:

Bộ phận đàn hồi

Bộ phận này có vai trò giảm thiểu nặng tác động lên khung xe để bánh xe vận hành mượt hơn. Có nhiều kiểu thiết kế bộ phận đàn hồi như: 

 

Nhíp

Lò xo

Thanh xoắn

Khí nén

Loại xe

Xe tải

Xe con

Xe offroad

Xe khách

Ưu điểm

Sức chịu tải cao

Cấu tạo đơn giản

Đảm bảo độ êm dịu

Dễ bố trí

Sức chịu tải tốt

Đảm bảo độ êm dịu

Nhược điểm

Độ êm dịu kém

Khó bố trí

Kết cấu phức tạp

 

Bộ phận dẫn hướng

Bộ phận dẫn hướng còn có tên gọi khác là thanh ổn định, đóng vai trò tiếp nhận, truyền lực và mô men giữa bánh và khung xe. Hiện tại, có 2 kiểu dẫn hướng chính là dùng nhíp (đối với xe tải) và dùng các cơ cấu tay đòn (xe con). Trong đó, tùy vào việc sắp xếp các tay đòn mà các hãng có thêm các hệ thống treo khác nhau như hệ thống treo MacPherson, hệ thống treo tay đòn kép (double wishbone), hệ thống treo đa liên kết (multi-link),…

Bộ phận giảm chấn

Chức năng của bộ phận giảm chấn chính là giảm thiểu sự dao động của bánh xe và thân xe, giúp bánh xe bám đường tốt hơn từ đó khiến cho xe di chuyển ổn định và mượt mà. Bộ phận giảm chấn thường có 2 loại cơ bản:

  • Giảm chấn thủy lực: Quy trình hoạt động của giảm chấn thủy lực chính là tận dụng lực ma sát của các lớp dầu để giảm thiểu sự dao động. Giảm chấn thủy lực có 2 loại là giảm chấn dạng ống và giảm chấn dạng đòn.
  • Giảm chấn ma sát: Tận dụng lực ma sát giữa các lá nhíp để giảm thiểu sự dao động.

Công dụng của hệ thống treo

Sự kết hợp của ba bộ phận chủ chốt trong hệ thống treo đảm bảo cho xe ô tô vận hành an toàn, ổn định hơn trên mọi quãng đường. Dưới đây là những công dụng chính của hệ thống này:

  • Hỗ trợ nâng đỡ, chịu tải trọng xe. Hệ thống này giúp phân bổ đều trọng lượng của xe lên 4 bánh, giúp xe cân bằng hơn, đồng thời đảm bảo độ bám của bánh xe với mặt đường. Nhờ vậy, người lái có thể dễ dàng xử lý, điều khiển khi xe chuyển hướng, tăng tốc hoặc khi xe phanh gấp..
  • Hấp thụ các dao động từ mặt đường trong quá trình xe di chuyển. Khi xe di chuyển vào các quãng đường không bằng phẳng, hệ thống sẽ giúp làm giảm những tác động của rung động, mang đến sự êm ái, thoải mái hơn cho người ngồi trên xe.
  • Làm giảm độ nghiêng, vặn của thân xe, nhất là khi xe đi vào các khúc cua. Hệ thống treo sẽ giúp cho thân xe nằm ngang và hạn chế bị lật nghiêng quá mức cũng như giữ cho bánh xe tiếp xúc với mặt đường luôn ổn định và đảm bảo việc xe chuyển động đúng hướng khi ra/vào cua.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống treo 

Hệ thống treo trên ô tô hoạt động dựa trên sự tương tác giữa các bộ phận như lò xo, giảm xóc, cần điều khiển. Khi xe di chuyển trên mặt đường không bằng phẳng, bánh xe tác động trực tiếp lên địa hình gồ ghề, tạo ra rung động. Lò xo nén và giảm xóc hấp thụ rung động này, trong khi cần điều khiển và thanh cân bằng giữ cho bánh xe thẳng đứng với khung xe, giảm nguy cơ lật đổ.

- Đối với hệ thống treo độc lập: Trong trường hợp này, khi bánh trái tác động với địa hình gồ ghề, lò xo và giảm xóc giữa bánh trái và khung chính hấp thụ chấn động, duy trì lực ma sát và ổn định.

  • Đối với hệ thống treo không độc lập/phụ thuộc: Ở đây, khi bánh trái nâng lên, hệ thống kết nối giữa bánh trái và phải giúp chuyển động qua lại. Lò xo lá hấp thụ chấn động, duy trì cân bằng và ổn định của xe.

Xem thêm: Cách lái xe số sàn đúng kỹ thuật và lưu ý cho tài xế mới

Các loại hệ thống treo trên ô tô

Hệ thống treo phụ thuộc

Hệ thống treo phụ thuộc có thiết kế các bánh xe được kết nối với nhau bằng một dầm cầu liền, dầm cầu này sẽ nối với thân xe. Do đó dao động của các bánh xe sẽ ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau. Đây là loại hệ thống treo có kết cấu đơn giản nhất.

Do đó hệ thống treo này đa phần chỉ sử dụng cho các dòng xe tải trọng lớn, xe SUV có kết cấu khung thân rời, xe bán tải… Ngoài ra, hệ thống treo phụ thuộc còn được sử dụng nhiều ở treo sau của các xe ô tô con nhằm tiết kiệm chi phí, giảm trọng lượng, tiết kiệm không gian để nhường chỗ cho cabin…

Hệ thống treo độc lập

Hệ thống treo độc lập có thiết kế các bánh không kết nối với nhau mà sẽ kết nối với thân xe một cách độc lập. Do đó, dao động của các bánh xe sẽ không ảnh hưởng hay phụ thuộc nhau, bánh xe sẽ chuyển động độc lập. So với hệ thống treo phụ thuộc, hệ thống treo độc lập có cấu tạo phức tạp hơn.

Kiểu MacPherson

Được phát minh từ năm 1946 do kỹ sư ô tô người Mỹ Earle S. MacPherson (1891 – 1960) nhưng hệ thống treo MacPherson vẫn được sử dụng phổ biến đến hiện tại. Hệ thống này đặc biệt phù hợp với dòng xe unibody khung xe liền khối dẫn động cầu trước.

Cấu tạo hệ thống treo độc lập MacPherson gồm: giảm chấn thuỷ lực, đàn hồi lò xò và bộ phận điều hướng một thanh. 

Kiểu tay đòn kép

Hệ thống này được hãng xe Pháp Citroen sử dụng đầu tiên vào những năm 30 của thế kỷ XX. 

Cấu tạo gồm: giảm chấn thuỷ lực, đàn hồi lò xo và bộ phận điều hướng gồm hai thanh dẫn hướng. Điểm khác biệt của hệ thống treo tay đòn kép với treo MacPherson là treo MacPherson chỉ có một thanh dẫn hướng còn treo tay đòn kép có hai thanh dẫn hướng.

Treo độc lập tay đòn kép
Cấu tạo hệ thống treo tay đòn kép

Hệ thống treo tay đòn kép có một tay đòn trên và một tay đòn dưới. Tay đòn trên ngắn hơn tay đòn dưới. Thiết kế như vậy để giúp khi xe nhún, khoảng cách bánh xe không đổi còn góc nghiêng giữa bánh xe với phương thẳng đứng có thể thay đổi. Khi xe vào cua, tay đòn trên ngắn nên bánh xe không bị ngả ra ngoài giúp vòng quay ổn định. 

Kiểu Đa liên kết

Treo đa liên kết
Cấu tạo hệ thống treo đa liên kết

Hệ thống treo đa liên kết là hệ thống được từ hệ thống treo tay đòn kép. Với cấu tạo là nhiều thanh điều hướng khác nhau, có thể từ 3 – 5 thanh điều hướng (tuỳ theo mục đích của nhà nhà sản xuất).

Ưu, nhược điểm của các kiểu hệ thống treo phổ biến trên ô tô

Hệ thống treo

Ưu điểm

Nhược điểm

Kiểu MacPherson

- Là hệ thống treo độc lập sơ khai và đơn giản nhất

- Sử dụng ít linh kiện, sửa chữa bảo dưỡng đơn giản và tiết kiệm hơn

- Giảm khối lượng phần đầu xe, giải phóng không gian cho khoang lái

- Bánh xe lắc ngang so với mặt đường

- Độ chụm của xe dễ bị lệch hơn 

Kiểu tay đòn kép

- Góc đặt bánh ổn định

- Hạn chế lắc ngang

- Tối ưu hóa quá trình vận hành

- Cấu tạo phức tạp

- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tốn kém

Kiểu Đa liên kết

- Di chuyển tốt hơn 

- Hiệu quả trên mọi bề mặt hành trình (đường quanh co, đường ghồ ghề,...)

- Dễ dàng thay đổi một số tham số xe 

- Giá thành sản xuất khá cao 

- Bảo hành, thay thế sửa chữa cũng sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn

Mỗi loại hệ thống treo đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt và được ứng dụng trên các dòng xe khác nhau. Ví dụ, hệ thống treo phụ thuộc với độ bền cao, chịu tải tốt, thường được trang bị trên các dòng xe bán tải. Truy cập Caready để xem thông tin chi tiết xe, hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn mua xe ô tô nhanh chóng nhé! 

Có thể bạn quan tâm: Máy 2.0 tiêu thụ bao nhiêu xăng?


Bình luận

0/500