Những điều quan trọng cần biết về hệ thống phanh ô tô

Mục lục
Mục lục

Hệ thống phanh trên ô tô là một bộ phận cực kì quan trọng, đảm bảo an toàn cho người lái và hành khách trên xe. Để hạn chế tối đa tình trạng rủi ro, người lái phải hiểu rõ và kiểm tra kỹ càng hệ thống phanh ô tô để đảm bảo quá trình thao tác mượt mà và an toàn  Vậy hệ thống phanh ô tô là gì? Cấu tạo của hệ thống phanh ô tô bao gồm những bộ phận nào? Bài viết dưới đây Caready sẽ giúp bạn tìm hiểu nhé!

Hệ thống phanh ô tô là gì?

Phanh là thiết bị cơ học tạo ra ma sát làm giảm tốc độ chuyển động của bánh xe. Theo đó, hệ thống phanh khi hoạt động giúp người lái làm chủ và điều khiển tốc độ theo ý muốn của mình. Phanh ô tô có 2 loại phổ biến là phanh tang trống và phanh đĩa. Hệ thống phanh xe ô tô hiện nay yêu cầu thiết kế và cải tiến đảm bảo được độ an toàn nhưng vẫn giữ được độ thẩm mỹ và vận hành mượt mà cho người lái.

Cấu tạo hệ thống phanh ô tô

Về cơ bản, hệ thống phanh ô tô gồm có những bộ phận cơ bản sau đây:

Bàn đạp phanh

Bàn đạp phanh là bộ phận do người lái trực tiếp tác động lực để điều chỉnh tốc độ phanh. Sau khoảng thời gian dài sử dụng, bàn đạp phanh có thể bị ảnh hương  xấu bởi bụi bẩn, rò rỉ dầu dẫn đến tình trạng đạp không ăn.


Bàn đạp phanh

Dây dầu phanh

Dây dầu phanh có tác dụng dẫn dầu phanh từ bình chứa xi lanh đến bánh xe. Chất liệu thường dùng bằng thép cứng cáp, không giãn nở, chịu được nhiệt độ cao trong trường hợp tác động lực phanh lớn.

Má phanh

Má phanh được coi là “trái tim” của hệ thống phanh. Đây là tấm đệm thép được thiết kế tiếp xúc trực tiếp với phần quay của phanh để tạo ma sát nhằm làm giảm tốc độ quay.


Má phanh

Phanh đĩa

Do có lực phanh mạnh nên phanh đĩa thường được trang bị ở bánh trước ô tô, gồm má phanh và đĩa phanh. Khi người lái đạp phanh, má phanh ép vào đĩa phanh tạo lực ma sát biến động năng thành nhiệt năng, làm giảm tốc độ của xe.

Ưu điểm của phanh đĩa là thiết kế gọn nhẹ, khả năng thoát nước tốt, tự linh động điều chỉnh kích thước kẽ hở giữa má phanh và đĩa phanh, bảo đảm được sự ổn định khi phanh. Nhược điểm của phanh đĩa là dễ bị hoen gỉ, gây ra tiếng ồn do thiết kế hở, hệ thống đĩa phanh dễ bị mòn do lực ma sát lớn. Ngoài ra chi phí lắp đặt, bảo trì, sửa chữa của hệ thống phanh đĩa khá cao. Lời khuyên từ các chuyên gia nên vệ sinh định kì, đúng kỹ thuật để tăng thời gian sử dụng và tuổi thọ của phanh.

Phanh tang trống

Thường được đặt ở phía sau xe với cấu tạo chính gồm guốc phanh, trống phanh, má phanh và một số chi tiết truyền lực khác. Ưu điểm của phanh tang trống là giá thành rẻ, dễ dàng bảo dưỡng, phù hợp với ô tô có tải trọng cao và chạy trên địa hình phức tạp. Nhược điểm là do thiết kế bao kín nên khả năng chịu môi trường khắc nghiệt và khả năng tản nhiệt của phanh tang trống khá kém. Trong trường hợp này, các bác tài nên tạm dừng di chuyển để phanh nguội bớt rồi tiếp tục hành trình.

Xem thêm: so sánh phanh đĩa và phanh tang trống

Lót phanh

Lót phanh có khả năng chịu nhiệt tốt, mềm dai và khả năng ma sát cao giúp giảm tiếng ồn và tăng độ ma sát.

Yêu cầu của hệ thống phanh

Dựa theo tiêu chuẩn của N0-13 ESK 00H (Hội đồng kinh tế Châu u, tiêu chuẩn F18-1969 của Thụy Điển, tiêu chuẩn FM VSS-121 của Mỹ và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn chuyển động của phương tiện giao thông), hệ thống phanh ô tô đạt chuẩn cần đáp ứng những điều sau đây:

  • Quãng đường phanh ngắn nhất trong trường hợp phanh đột ngột.
  • Thời gian phanh nhỏ nhất khi xảy ra tình huống bất ngờ.
  • Gia tốc phanh càng lớn mang lại kết quả càng tốt
  • Phanh êm dịu bảo đảm tính ổn định
  • Điều khiển mượt mà
  • Phân bố mô men đều trên các bánh xe thích ứng với tải trọng lực bám.
  • Không bị hiện tượng bó phanh.
  • Khả năng thoát nhiệt tốt, nâng cao tuổi thọ của linh kiện trong hệ thống phanh.
  • Cơ cấu gọn nhẹ, dễ chẩn đoán hư hỏng.

Một số lỗi phanh ô tô thường gặp

  • Phanh kêu :khi đạp phanh sẽ tạo ra tiếng kêu lạ. Nguyên nhân thông thường như: má phanh bị bẩn, bị mòn, mâm phanh lỏng, ẩm, đọng nước.
  • Phanh bị nặng: Khi đạp phanh thông thường sẽ có một lực phản hồi nhất định. Trong trường hợp phanh gặp vấn đề, lực phản hồi sẽ nặng, yêu cầu người lái sử dụng nhiều sức hơn khi đạp phanh. Nguyên nhân có thể do bầu trợ lực phanh gặp trục trặc, tắc đường ống dẫn dầu, bó phanh xe…..
  • Mất phanh: Xe mất phanh là vấn đề khá lớn, không bảo đảm an toàn gây nguy hiểm cho người lái. Một số nguyên nhân làm mất phanh như mất áp suất dầu phanh, không khí lọt vào ống dẫn phanh, hỏng xy lanh….

Hệ thống phanh đĩa ô tô là một bộ phận cực kì quan trong và liên quan trực tiếp đến an toàn của người lái và hành khách trên xe. Qua những thông tin trên Caready hy vọng giúp bạn hiểu rõ được hệ thống phanh đĩa ô tô. Truy cập Caready để có thêm mẹo bảo dưỡng xe, lái xe an toàn nhé! 


Bình luận

0/500