Ô tô ngập nước: nguyên nhân, hệ quả và cách khắc phục

Mục lục
Mục lục

Xe bị ngập nước có nguy cơ hỏng hóc rất nặng và có thể ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành về sau. Vì vậy, các chủ xe cần lưu ý khi lưu thông trên các tuyến đường ngập nước trong mùa mưa để tránh tình trạng ngập nước. Cùng Caready tìm hiểu nguyên nhân, hệ quả và cách xử lý khi ô tô bị ngập nước qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân ô tô bị ngập nước

Trên các tuyến đường đông đúc, đặc biệt là ở các thành phố lớn vào mùa mưa dễ xảy ra tình trạng ngập lụt do nước mưa không thoát kịp. Điều này dẫn đến nguy cơ ô tô bị ngập nước gây ra các hư hỏng nghiêm trọng.

Bạn có thể hiểu rằng, khi các piston hoạt động lên xuống ép không khí nạp vào với tốc độ khoảng 1.000 vòng/phút. Tuy nhiên, khi nước tràn vào tạo ra phản lực tác động gây dạng piston và tay biên. Hậu quả là hệ thống động cơ bị ảnh hưởng, khiến ô tô chết máy do ngập nước.

Đặc biệt là các dòng xe sedan hay hatchback cỡ nhỏ do thiết kế họng hút giá thấp và gầm thấp dễ gặp nguy cơ ngập nước hơn các dòng xe SUV hay bán tải.

Những hệ quả nghiêm trọng khi ô tô bị ngập nước

Thủy kích

Khi di chuyển vào những vùng ngập nước, đặc biệt là xe bị ngập sâu, chiếc ô tô của bạn dễ bị thủy kích. Đây là hiện tượng ô tô chết máy do nước tràn vào buồng đốt của xi-lanh khi động cơ đang hoạt động khiến cho piston bị chặn lại và nhiên liệu không thể cháy trong buồng đốt, dẫn đến chết máy.

Động cơ diesel dễ bị thủy kích và hư hỏng nặng hơn động cơ xăng do có tỷ số nén cao hơn. Xe bị thuỷ kích sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề như tay biên bị cong hoặc gãy, thành xi-lanh bị trầy xước, thủng, thậm chí thủng vỡ lốc máy.

Chi phí để thay thế phục hồi động cơ xe hơi bị thủy kích rất đắt, dao động từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Ngoài ra, thuỷ kích còn khiến nhiều bộ phận khác trên xe bị ảnh hưởng về sau. Để được san sẻ chi phí nếu xe bị hư hại do thủy kích, bạn có thể tham khảo thêm các gói Bảo hiểm thân vỏ từ các nhà cung cấp Bảo hiểm ô tô. 

Thủy kích ô tô dễ gây hư hỏng các chi tiết xe
Thủy kích dễ gây hư hỏng các chi tiết xe

Hư hỏng hệ thống điện

Hệ thống đầu tiên bị ảnh hưởng khi xe hơi bị ngập nước là hệ thống điện. Khi nước xâm nhập vào hệ thống điện của xe có thể dẫn đến nguy cơ chập điện, gây cháy nổ. Hệ thống điện gặp vấn đề sẽ khiến đèn pha, đèn xi-nhan, đèn nội thất, hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh giải trí,… tê liệt, thậm chí hỏng hóc toàn bộ. 

Nhiều trường hợp nước còn đọng bên trong thân xe, đặc biệt là khu vực các cánh cửa gây chập hệ thống dây điện và các đầu cắm chạy quanh thân xe. 

Hư hỏng hệ thống cung cấp nhiên liệu

Khi nước lọt vào hệ thống cung cấp nhiên liệu, ô tô của bạn sẽ có một vài hiện tượng như máy rung giật, mất công suất, có tiếng kêu lớn từ động cơ, xe đang chạy bị tắt máy,… 

Khi thấy các hiện tượng trên, bạn nên đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để tháo hoặc hút phần nước lắng phía dưới bình xăng. Nếu xe bạn bị ngập sâu trong thời gian dài, bạn phải chịu chi phí vệ sinh toàn bộ hệ thống cung cấp nhiên liệu.

Xem thêm: Nguyên nhân khiến ô tô bị rung giật và cách xử lý

Hư hỏng nội thất

Các loại vật liệu như kim loại, nỉ, da và đặc biệt là đệm mút bên trong các ghế ngồi rất dễ bị xuống cấp nếu gặp nước. Thậm chí, các bộ phận mạ kim loại hay ốc vít tại các cánh cửa và sàn xe sẽ xảy ra tình trạng hoen gỉ hoặc ẩm mốc.

Cách xử lý, phòng tránh nguy cơ ô tô ngập nước

Không khởi động lại động cơ khi xe bị ngập nước

Việc cố gắng khởi động lại có thể dẫn nước vào bên trong nhiều hơn. Nếu nước đã lọt vào động cơ, hộp số hoặc hệ thống nhiên liệu, việc khởi động lại xe sẽ chỉ khiến việc hư hỏng trầm trọng thêm. 

Bạn nên chuyển cần số về vị trí N để đẩy xe đến nơi cao ráo. Sau đó, ngay lập tức, bạn hãy rút chìa khóa, mở nắp capo và tháo cọc của bình ắc quy giúp tránh bị rò rỉ điện gây nguy hiểm đến tính mạng. 

Không mở cửa khi nước ngập sâu

Điều này giúp hạn chế nước tràn nhanh vào bên trong, tránh làm hư hỏng các thiết bị nội thất và tiết kiệm chi phí sửa chữa sau này.

Về số thấp và tránh tăng ga đột ngột

Khi di chuyển qua đoạn đường nước ngập, bạn nên tắt hệ thống điều hòa, chuyển xe về số 1 và di chuyển với tốc độ chậm, giữ ga đều. Bạn hãy lưu ý không đạp ga thốc đột ngột, tránh việc nước tràn vào khoang máy qua lưới tản nhiệt vào ống hút gió. 

Ngoài ra, tăng ga đột ngột khiến vòng tua máy tăng cao cuốn nước vào động cơ, dễ gây ra hiện tượng thủy kích, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hệ thống điện, piston trong động cơ. 

Trong và sau khi chiếc xe bị ngập, hãy bỏ phanh tay mà sử dụng phanh số. Với xe số sàn, hãy về số 1; với xe số tự động, hãy về P. Điều này khiến phanh đỡ bị “dính”,  đặc biệt quan trọng với xe dùng phanh tang trống.

Kiểm tra xe sau khi đi qua chỗ ngập

Sau khi đi qua chỗ ngập, người lái nên rà phanh để loại bỏ nước trên đĩa phanh, giúp phanh hoạt động đạt hiệu suất cao. Tiếp đó là xuống xe để kiểm tra lại động cơ và gầm xe xem có hư hỏng hay vật gì bám vào xe không rồi mới chạy tiếp. 

Nếu chiếc xe đã bị dính nước do ngập nặng, bạn nên mở cửa xe, để chỗ cao ráo ít nhất 24 giờ cho xe tự khô. Sau đó dùng máy sấy làm khô các bộ phận, chi tiết trên xe bởi vì nước và hơi ẩm luôn là kẻ thù của ô tô.

Không nên khởi động xe ngay mà nên đẩy xe đến chỗ khô ráo
Đẩy xe đến chỗ khô ráo trước khi khởi động lại xe

Trong trường hợp ô tô bị ngập nước nghiêm trọng, bạn hãy ngay lập tức liên hệ với các trung tâm sửa chữa để kịp thời xử lý các hậu quả. 

Mong rằng các chia sẻ trên sẽ giúp bạn ứng biến kịp thời khi ô tô bị ngập nước. Caready chúc các chuyến đi của bạn sẽ thuận lợi và suôn sẻ. Đừng quên theo dõi Caready để cập nhật các tin tức về thị trường ô tô cũng như mua xe mới với giá tốt nhất nhé! 

Xem thêm: Nguyên nhân và cách xử lý khi ô tô bị khóa vô lăng


Bình luận

0/500