Cách lái xe số sàn đúng kỹ thuật và lưu ý cho tài xế mới

Mục lục
Mục lục

Nếu bạn đang tập lái xe ô tô và cần một hướng dẫn chi tiết về thao tác lái xe số sàn, thì đây là bài viết dành cho bạn. Caready sẽ hướng dẫn chi tiết cách lái xe số sàn và những lưu ý khi điều khiển phương tiện để bạn thêm tự tin và có những chuyến hành trình tuyệt vời nhất!

Xe số sàn là gì? Các chức năng cần lưu ý trên xe

Xe số sàn hay còn gọi là Manual Transmission (MT), là loại xe có năm hoặc sáu bánh răng khớp với nhau bằng cách nhấn bàn đạp ly hợp và thao tác với cần số. Do đó, xe số sàn cần có sự điều khiển của con người để sang số.

Khu vực ghế lái ở xe số sàn sẽ bao gồm ba bàn đạp được bố trí theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải là chân côn – chân phanh – chân ga:

  • Chân côn (hay còn được gọi là bàn đạp ly hợp): Là bàn đạp có chức năng điều khiển sự kết nối giữa động cơ và hộp số
  • Chân phanh: Là bàn đạp có chức năng điều khiển hệ thống phanh của xe
  • Chân ga: Là bàn đạp được sử dụng để điều khiển tốc độ của xe

Về cơ bản, xe ô tô số sàn sử dụng các ký hiệu như sau: 

  • Ký hiệu số 1, 2, 3, 4, 5, 6: Số tiến
  • Ký hiệu R (Reverse): Số lùi
  • Ký hiệu số 0 hoặc N (neutral): Số trung gian

Xe số sàn là gì
Xe số sàn và các chức năng cần lưu ý trên xe

Hướng dẫn lái xe số sàn

Bước chuẩn bị: Trước khi lái xe, chỉnh ghế để có được tư thế ngồi thoải mái nhất, chỉnh gương chiếu hậu để đảm bảo tầm quan sát rộng nhất, thắt dây an toàn đúng cách. 

Khi đã sẵn sàng, người lái thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chân trái đạp hết chân côn.

Bước 2: Kiểm tra xem cần số về vị trí N chưa, nếu chưa thì chuyển về vị trí N nằm ở ngay điểm giữa của chữ H.

Bước 3: Chân trái vẫn đạp chân côn, tay phải bật chìa khoá cho nổ máy xe. Sau khi xe nổ máy thì có thể nhả chân côn.

Bước 4: Chân trái đạp chân côn, tay phải gạt cần số về số 1 để bắt đầu chạy.

Bước 5: Chân trái từ từ nhả chân côn. Không nên nhả nhanh vì xe sẽ bị giật và tắt máy. Khi xe bắt đầu lăn bánh thì nhả hết chân côn. Chân phải bắt đầu đạp nhẹ chân ga.

Bước 6: Sau khi xe chạy đến tốc độ tầm 15 – 20 km/h thì chân trái đạp chân côn đến hết hành trình, rồi gạt cần số sang số 2. Sau đó cũng từ từ nhả chân côn đồng thời đạp nhẹ chân ga.

Bước 7: Buông ga, đạp phanh, nhấn côn nếu bạn muốn dừng xe lại

Thực hiện tương tự bước 6 nếu cần chuyển về các số thấp tiếp theo.

Hướng dẫn cách dừng/đỗ xe số sàn

Khi muốn dừng đỗ xe số sàn an toàn, người lái thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuyển chân phải từ chân ga sang đạp chân phanh để xe giảm dần tốc độ.

Bước 2: Khi xe sắp dừng, dùng chân trái đạp côn nhằm tránh để xe bị giật hoặc bị tắt máy đột ngột.

Bước 3: Khi xe dừng hẳn, đưa cần số về N rồi kéo phanh tay, tắt máy xe.


Đối với các tài xế mới, việc dừng đỗ xe số sàn có phần khó khăn hơn so với ô tô số tự động

Hướng dẫn lùi xe số sàn

Sau đây là các bước cần thực hiện khi lùi xe số sàn:

Bước 1: Dừng xe và bật đèn báo hiệu

Bước 2: Cài số lùi

Bước 3: Điều chỉnh gương chiếu hậu phù hợp và quan sát kỹ xung quanh khu vực lùi xe

Bước 4: Điều khiển vô lăng đúng hướng

Người lái cần ghi nhớ quy tắc đánh lái vô lăng khi lùi "trái là phải, phải là trái"

Bước 5: Lái chậm

Trong quá trình lùi, cần lái chậm để có thể điều khiển chính xác và đảm bảo an toàn cho bạn và người xung quanh.

5 lưu ý quan trọng cho người mới chạy xe số sàn

5-luu-y-quan-trong-cho-nguoi-chay-xe-so-san

Sang số thích hợp

Thông thường, mỗi mẫu xe lại có những thiết kế động cơ và hộp số khác nhau. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu và làm quen với các ngưỡng chuyển, tua máy khi sử dụng xe mới. Dưới đây là một số thông tin về các bước sang số:

Đề ba từ số 1: Đây là giai đoạn khởi động nhẹ nhàng cho xe lăn bánh. Bạn cần đạp côn chầm chậm và khi xe bắt đầu di chuyển thì đệm ga. Thực hiện thao tác này, động cơ sẽ có thời gian làm nóng và tạo “trớn”.

Từ số 1 sang số 2: Lúc này tua máy sẽ chuyển từ 1400 vòng/ phút sang 1800 vòng/ phút. Tương tự từ số 2  sang số 3 là từ 1300  vòng/ phút sang 1700. Thường bước chuyển sang số 2, bác tài nếu chưa quen tay sẽ thấy xe hơi giật.

Khi về số, bạn nhớ phanh và ga xuống 1000 vòng/ phút. Nếu đường đông, vẫn phải tiếp tục giảm tốc, bạn cần rà thắng, nhả côn để xe bắt êm ái. Nếu đường cho phép duy trì tốc độ ấy chứ không giảm hơn nhiều thì bỏ thắng giữ ga cao một tí (khoảng 1200 vòng/phút) mới bắt côn để xe không khựng lại. Khi tăng tốc cũng thế, nhưng nếu lỡ rú ga cao hơn so với mức cần thiết, thì về côn để việc tăng số được êm ái.

Xem thêm cách phân biệt xe số sàn và xe số tự động

Tiến bám lưng, lùi bám bụng

Đây là câu thần chú mà các bác tài thường được nghe khi bắt đầu tập lái xe. Kinh nghiệm này được ứng dụng khi bạn vào cua để tránh bị quệt sườn xe vào chướng ngại vật khi ôm cua trong không gian hẹp. Muốn biết đâu là “lưng” và đâu là “bụng”, chỉ cần nhớ vô-lăng xoay về bên nào thì bên đó là “bụng”.

Ngoài ra, bạn cần phải thuộc nằm lòng một vài nguyên tắc khi ôm cua:

  • Chân phải đặt cố định ở phanh để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp.
  • Cua ở đoạn đường cong thì không nên đạp côn.
  • Trước khi ôm cua không nên trả số.

Không về mo khi xuống dốc

Bạn hãy bỏ ngay suy nghĩ về mo hat ngắt ly hợp khi xuống đèo dốc là tiết kiệm nhiên liệu đi nhé! Trên thực tế, nếu làm như vậy, bạn và hành khách trên xe dễ rơi vào tình huống nguy hiểm, thiếu an toàn. Bởi khi xe xuống đèo dốc mà không có lực hãm hỗ trợ từ hộp số sẽ khiến hệ thống phanh phải làm việc liên tục. Khi hệ thống phanh quá nhiệt thì phanh sẽ mất tác dụng và sẽ xảy ra tai nạn.

Bên cạnh đó, khi xuống dốc, các tài xế thường không kiểm soát được chân ga, chân côn và chân phanh dẫn đến việc bị tụt dốc lúc đề ba. Bạn có thể xử lý tình trạng đó bằng một số cách như sau:

  • Bình tĩnh, giữ chắc phanh tay.
  • Khi đi, bạn hơi nhả côn thật từ từ, khi thấy xe rung rung lên, chuyển chân phanh sang chân ga, ga thốc lên, đảm bảo lên dốc 100%. Cách này chỉ dùng cho thời gian đỗ xe ngắn, nếu không sẽ xảy ra tình trạng mỏi chân.
  • Sau khi cắt phanh tay, không giữ nguyên chân côn, chân ga lúc bắt đầu cắt phanh tay. Khả năng tụt dốc là 98%, 2% cho bạn bình tĩnh đạp côn, phối hợp với phanh và kéo phanh tay để thực hiện lại cú đề-pa.

Không dùng côn để giữ xe trên dốc

Nếu bạn dùng côn để giữ xe lên dốc thì các chi tiết như bố ly hợp, bánh răng dẫn động, ổ bi sẽ phải chịu lực ma sát rất lớn để giữ cả khối lượng xe đứng yên trên dốc, trong khi thắng ở 4 bánh có thể đảm nhận trách nhiệm này một cách nhẹ nhàng.

Thay vào đó, bạn hãy sử dụng thắng tay khi đậu xe lâu hơn 5 giây, nếu sợ xe bị trượt dốc khi di chuyển, bạn hãy thả bớt chân côn, dậm thêm ga và từ từ nhả thắng tay để xe bò lên dốc.

Kết hợp côn, thắng và số lùi để lùi xe dễ dàng

Khi cần dừng hoặc lùi xe, bạn nên đạp hết chân côn, đạp thắng sau đó vào số lùi (số R). Sau đó, bạn chầm chậm nhả chân côn và tiếp tục nhả luôn chân thắng. Lưu ý, đừng để xe bị tắt máy đến khi xe bắt đầu lùi lại theo ý muốn. Nếu muốn lùi nhanh thì nhả chân thắng và côn nhiều hơn, nếu muốn lùi chậm từ từ để canh hướng thì bạn cần kiểm soát chân côn và chân thắng theo tốc độ mà mình muốn. 

Caready mong rằng, bài viết trên đây đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc lái xe số sàn. Nếu có nhu cầu mua xe, hãy liên hệ ngay với Caready.vn để được tư vấn chọn mua xe phù hợp với nhu cầu nhanh chóng nhé!


Bình luận

0/500