Đường đôi là gì? Các biển báo hiệu đường đôi nên biết

Mục lục
Mục lục

Biển báo hiệu đường đôi thường dễ dàng bị nhầm lẫn với biển báo hiệu các loại đường khác. Thông thường để cảnh báo phía trước là đường đôi, cơ quan chức năng sẽ đặt biển báo hiệu đường đôi để thông báo cho người tham gia giao thông. Từ đó, họ có thể điều chỉnh tốc độ và đánh lái sang hướng phù hợp. Caready sẽ giúp bạn nhận biết và phân biệt loại biển báo này nhé!

Đường đôi là gì? Hai loại biển báo hiệu đường đôi thường gặp

Đường đôi là loại hình đường có cấu trúc được thiết kế theo kết cấu hai chiều ngược nhau và ngăn cách bằng dải phân cách( di động hoặc cố định). Chú ý rằng, đường 2 chiều được phân chia bằng vạch sơn thì không được coi là đường đôi.

Trong hệ thống giao thông đường bộ Việt Nam, đường đôi là dạng đường phổ biến hiện nay. Có hai loại biển báo hiệu đường đôi thường gặp: biển báo hiệu bắt đầu vào đường đôi và biển báo hiệu hết đường đôi.


Hai loại biển báo đường đôi

Biển báo phía bên trái là biển báo hiệu bắt đầu vào đường đôi. Biển được đặt trước khi bắt đầu vào đường đôi để thông báo cho người tham gia giao thông có thể điều chỉnh hướng và tốc độ đúng quy định.

Bên phải là biển báo hết đường đôi. Biên báo hiệu hết đường đôi đặt để báo hiệu cho người điều khiển phương tiện tham gia là sắp kết thúc đoạn đường đôi (đoạn đường hết phân cách).

Biển báo hiệu đường đôi khác gì với biển báo hiệu đường 2 chiều?

Dải phân cách chính là điểm khác biệt giữa đường đôi và đường 2 chiều:

  • Đường đôi: chiều đi và về được phân cách nhau bằng dải phân cách ( di động hoặc cố định).
  • Đường hai chiều: 2 chiều đi và về được phân cách bằng vạch sơn.


Đường đôi


Đường hai chiều

Biển báo hiệu đường hai chiều thường có hình tam giác vàng, viền đỏ, và hai mũi tên đặt song song và ngược hướng nhau.


Biển báo hiệu đường hai chiều

Biển báo đường 2 chiều để cảnh báo cho người điều khiển đoạn đường đang có trở ngại hoặc đang sửa chữa ở một bên nên các phương tiện phải di chuyển 2 chiều tại một bên đường.

Tốc độ lưu thông cho phép di chuyển trên đường đôi

Đối với khu vực đông dân cư

Tốc độ được cho phép đối với xe cơ giới khi lưu thông trong khu vực đông dân cư ( ngoại trừ đường cao tốc) là:

  • Tối đa 60 km/h đối với đường đôi, đường một chiều có hai làn xe cơ giới lưu thông trở lên.
  • Tối đa 40 km/h đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe tương tự.

Ngoài khu vực đông dân cư

Tốc độ được cho phép xe cơ giới lưu thông ngoài khu vực đông dân cư (ngoại trừ đường cao tốc) là:

  • Tối đa 90km/h đối với xe ô tô con, các xe ô tô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt); các loại xe ô tô tải có trọng tải nhỏ hơn hoặc bằng 3,5 tấn lưu thông tại khu vực đường dạng đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên.
  • Tối đa 80km/h đối với ô tô chở người trên 30 chỗ (trừ xe buýt); Các loại ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) ưu thông tại khu vực đường dạng đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên.
  • Tối đa 70km/h đối với ô tô buýt, ô tô đầu kéo hay kéo sơ mi rơ moóc, xe mô tô, các ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông) lưu thông tại khu vực đường dạng đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên.
  • Tối đa 60km/h đối với ô tô kéo rơ moóc, ô tô kéo xe khác, ô tô trộn bê tông, ô tô trộn vữa, ô tô xi téc lưu thông tại khu vực đường dạng đôi, đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên.

Trên đây là những thông tin cần thiết liên quan đến biển báo hiệu đường đôi. Ghi nhớ ý nghĩa biển báo giao thông là một trong những cực kì quan trọng đối với người tham gia giao thông. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu và phân biệt biển báo hiệu đường đôi và loại hình biển báo hiệu khác. Truy cập Caready hằng ngày để tham khảo thêm nhiều điều bổ ích và một số ưu đãi hấp dẫn của vô vàn dòng xe trên Caready nhé!

 


Bình luận

0/500