5 thay đổi về quy định thi bằng lái ô tô áp dụng từ năm 2022

Mục lục
Mục lục

Căn cứ theo Thông tư  38/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư số 12/2017/TT-BGTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có 5 điểm bạn cần lưu ý khi thi bằng lái ô tô như sau

5 thay đổi về quy định thi bằng lái ô tô
5 thay đổi về quy định thi bằng lái ô tô

Tăng cường giám sát quá trình đào tạo lái xe

Theo quy định mới, các cơ sở đào tạo lái xe đều phải lắp đặt thiết bị giám sát. Việc này giúp trung tâm kiểm soát việc đào tạo học viên trong quá trình học. Học viên phải tham gia đầy đủ khoá học lý thuyết và thực hành thì mới được tham gia thi sát hạch.

Thời gian học được quy định cụ thể như sau: 

Thời gian đào tạo thi bằng lái ô tô
Thời gian đào tạo thi bằng lái ô tô

Thêm nội dung khi thi bằng lái ô tô 

Từ năm 2021, người thi bằng lái ô tô (hạng B1, B2, C, D, E, các hạng F) sẽ phải thi thêm nội dung sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng bao gồm: phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái ô tô.

Thời gian học cũng được quy định cụ thể như sau:

Thời gian học để thi bằng lái ô tô
Thời gian học lý thuyết mới khi thi bằng lái ô tô

Ngoài bổ sung thêm các phần mềm mô phỏng, nội dung lý thuyết cũng được tăng thêm số câu hỏi và độ khó. Bên cạnh đó, khi thi GPLX các hạng B1, B2 và C, các học viên phải học thêm môn học Đạo đức, Văn hóa giao thông và Phòng, chống tác hại của rượu, bia khi tham gia giao thông.

Việc tăng nội dung học cũng làm mức học phí để thi GPLX cũng tăng theo. Ở thời điểm áp dụng Thông tư mới, học phí để thi GPLX ô tô nằm ở mức 15-20 triệu đồng cho một khóa học, tăng gấp 3 lần so với trước đó. Mức học phí này do các trung tâm sát hạch lái xe quy định, không phải do Nhà nước ban hành. 

Thêm nội dung chương trình nhưng vẫn giữ nguyên tổng số giờ học

Thời gian học lý thuyết khi thi bằng lái ô tô

Thay đổi trình tự công nhận kết quả thi bằng lái ô tô 

Vì bổ sung thêm việc học với các thiết bị mô phỏng nên trình tự thi Bằng lái ô tô cũng thay đổi, gồm 4 bước sau:

  • Bước 1: Thi sát hạch lý thuyết
  • Bước 2: Thi phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông 
  • Bước 3: Thi thực hành lái xe trong hình
  • Bước 4: Thực hành lái xe trên đường

Việc công nhận kết quả đối với người thi cũng được quy định cụ thể như sau:

  • Nếu không đạt nội dung lý thuyết thì không được thi lái xe bằng phần mềm mô phỏng
  • Nếu không đạt sát hạch nội dung lái ô tô bằng phần mềm mô phỏng thì không được thi thực hành trong hình 
  • Nếu không đạt nội dung thi thực hành trong hình thì không được thi sát hạch lái xe trên đường
  • Đạt nội dung lý thuyết, phần mềm mô phỏng, thực hành lái xe trên hình nhưng không đạt kết quả thi sát hạch lái xe trên đường thì được bảo lưu kết quả trong một năm
  • Đạt nội dung lý thuyết, các tình huống mô phỏng, thực hành lái trong hình và trên đường thì đường công nhận trúng tuyển và cấp Bằng lái xe. 

Xem thêm: Thi lý thuyết B2 bao nhiêu câu là đậu?

Hy vọng qua những chia sẻ từ Caready, bạn đã có những thông tin hữu ích trước khi quyết định thi Bằng lái ô tô.

 


Bình luận

0/500