Nguyên nhân và cách xử lý khi ô tô bị khóa vô lăng

Mục lục
Mục lục

Khóa vô lăng là trạng thái vô lăng không xoay chuyển được khi không có chìa khóa. Đây là một tính năng an toàn, giúp bảo vệ ô tô. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các yếu tố bên ngoài làm cho hệ thống này bị lỗi, dẫn đến bạn không thể mở được vô lăng dù đã cắm chìa khóa vào. Ở bài viết này, Caready sẽ hướng dẫn bạn cách để xử lý nếu tình huống này xảy ra. 

Nguyên nhân ô tô bị khóa vô lăng

Khóa vô lăng là một tính năng an toàn, giúp bảo vệ xe khỏi kẻ gian đột nhập vào xe khi không có bạn ở đó. Trong trường hợp dừng hoặc đỗ xe không thành công trên đường dốc, đồi núi, nhờ vào cảm biến, ô tô sẽ nhận biết được vị trí của bánh xe. Khi bánh xe có trạng thái quay về phía lề đường, ngay lập tức tay lái sẽ bị khóa để giữ cho ô tô không bị đâm thẳng xuống dốc. Lúc này, tính năng khóa vô lăng hoạt động như một thiết bị an toàn. 

Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến hiện tượng khóa vô lăng đó là do vô lăng bị vặn sau khi đã rút chìa khóa ra khỏi ổ. Lỗi này xảy ra hầu hết với những người mới biết lái xe. 

Ngoài ra, hiện tượng vô lăng bị khóa có thể do bộ phận này bị mòn, hỏng hoặc trục trặc. Chủ xe cần đi bảo dưỡng sửa chữa thường xuyên để sớm phát hiện và có biện pháp thay thế kịp thời. 

Nhìn chung, khóa vô lăng không phải là vấn đề lớn ảnh hưởng đến chất lượng xe. Mục đích chính của việc này là ngăn chặn sự di chuyển của xe khi không có chìa khóa, hoặc nếu chìa khóa sai được lắp vào bộ phận đánh lửa. Nếu động cơ xe đã tắt thì bơm trợ lực cũng không hoạt động gây nên hiện tượng khóa vô lăng. Vậy nên, bạn cứ bình tĩnh và áp dụng các cách xử lý mà Caready liệt kê dưới đây nhé!

Cách xử lý tình huống ô tô bị khóa vô lăng

Nếu xe ô tô bị khóa tay lái, cách đơn giản nhất là khởi động lại động cơ. 

Đối với dòng xe sử dụng nút bấm khởi động, người lái chỉ cần nhấn nút khởi động, kèm theo xoay vô lăng sang trái hoặc phải là có thể mở khóa vô lăng.

Đối với xe sử dụng chìa khóa điện thông thường, cách mở khóa vô lăng sẽ gồm các bước sau:

  • Bước 1: Tra (cắm) chìa vào ổ khóa
  • Bước 2: Vặn chìa khóa từ vị trí LOCK (hoặc 0) đến vị trí ACC (hoặc I), đồng thời xoay vô lăng sang trái hoặc phải tương tự như bước mở khóa trên xe sử dụng hệ thống nút bấm Start/stop.

Lưu ý: Khi gặp tình huống này, nhiều tài xế sẽ luống cuống, khó chịu, dễ dẫn đến hành động lắc mạnh làm hỏng chốt hoặc đá vô lăng một cách vô ích. Điều này sẽ làm giảm cơ hội mở khóa vô lăng thành công. Thay vào đó, hãy bình tĩnh và vặn vô lăng theo một hướng cố định để mở khóa. 

Trong trường hợp không thể tự mở khóa vô lăng, Caready gợi ý cho bạn một số đơn vị sửa chữa xe lưu động dưới đây. Hãy liên hệ với họ để được hỗ trợ:

  • Dịch vụ cứu hộ tại chỗ ZuttoRide Việt Nam: 0286 266 8080 | 1900 9696 12
  • Cứu hộ Sài Gòn: 1900 1050 | 0909 123 123
  • Honda ô tô Cộng Hòa:  0919 155 252
  • Sửa chữa ô tô lưu động Hưng Phát: 0903 60 1170
  • Cứu hộ giao thông: 0937118821

Để hạn chế hiện tượng vô lăng bị khóa, trước khi dừng đỗ xe, tài xế cần kéo phanh tay, nhả vô lăng thẳng và đưa cần số về vị trí P rồi tắt động cơ. Sau khi thực hiện những thao tác này, không chạm vào vô lăng cho đến khi khởi động lại động cơ.

Hãy đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để thay ổ, chìa khóa kịp thời để không gặp phải tình huống vô lăng bị khóa khi đang đi trên đường nhé! 

Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có thêm kinh nghiệm để giải quyết tình huống khi vô lăng bị khóa. Đừng quên truy cập Caready để tìm mua chiếc xe phù hợp với nhu cầu một cách nhanh chóng, thuận tiện với mức giá tốt nhất nhé! 

Xem thêm: Ô tô bị trầy xước- nguyên nhân và cách khắc phục


Bình luận

0/500