Ô tô bị trầy xước - nguyên nhân và cách khắc phục

Mục lục
Mục lục

Ô tô bị trầy xước là vấn đề không thể tránh khỏi trrong quá trình sử dụng xe. Vậy Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này như thế nào? Mời bạn tham khảo qua bài viết hôm nay trên Caready nhé!

Công dụng của lớp sơn ô tô

Lớp sơn được ví như bộ áo giúp tổng thể chiếc xe thêm đẹp mắt. Với những dòng xe sang, công nghệ sơn màu đỉnh cao còn giúp nâng tầm giá trị của chiếc xe và chủ sở hữu của nó. Xét về mặt kỹ thuật, lớp sơn còn giúp bảo vệ các chi tiết bên trong, hạn chế rỉ sét và tăng độ bền của xe. 

Nguyên nhân khiến lớp sơn xe ô tô bị trầy xước

Theo đánh giá khách quan, nguyên nhân khiến lớp sơn xe bị trầy xước là do quy trình sơn xe không được thực hiện đúng cách:  áp lực sơn không đều, dung môi khô nhanh, tỷ lệ sơn không phù hợp khiến lớp sơn bị hỏng, lên màu không đều và dễ bị trầy xước hơn. 

Nhưng, nguyên nhân chính vẫn đến từ quá trình sử dụng xe. Một số trường hợp khiến cho lớp sơn xe dễ bị trầy, xước trong quá trình sử dụng: 

Va quệt với phương tiện khác 

Khi di chuyển trên những đoạn đường chật hẹp với mật độ phương tiện cao, không thể tránh khỏi những trường hợp xe bạn va quệt với các phương tiện khác. Lâu dần, những vết va quệt ấy sẽ làm thành những mảng bong tróc, trầy xước lớn trên chiếc ô tô của bạn. 

Đỗ xe sai cách 

Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân xe ô tô bị trầy xước phổ biến. Rất nhiều trường hợp tài xế đậu xe trước cửa ra vào nhà người khác, gây bất tiện và khó chịu cho chủ nhà. Nhiều chủ nhà dùng cách gạch, vẽ lên xe để “trả thù”, và kết quả là lớp sơn xe của bạn bị bong tróc trầy xước. 

Chính vì thế, khi có ý định dừng đỗ xe, tài xế cần xác định rõ: liệu đây có phải là nơi được phép đậu đỗ, có ảnh hưởng đến người khác không?...

Thường xuyên đi vào đoạn đường xấu

Thường xuyên cho xe leo lên những bậc vỉa hè cao hoặc di chuyển ở những đoạn đường bùn lầy, có nhiều vật cản, đá dăm cũng là nguyên nhân khiến lớp sơn xe bị trầy xước, bong tróc nhanh hơn. 

Vệ sinh xe không đúng cách 

Dùng khăn khô cứng, còn dính đất cát chà xát mạnh lên thân xe để lau chùi hoặc dùng chất tẩy rửa, làm sạch xe không phù hợp cũng khiến lớp sơn phai màu nhanh chóng và dễ trầy xước hơn.

4 bước đơn giản để xử lý vết trầy, xước ô tô tại nhà

Sau đây là cách xử lý xe ô tô bị trầy xước Caready đã tổng hợp bạn có thể tham khảo qua:

Xác định vết trầy xước

Nếu phát hiện có vết trầy xước trên xe, chủ xe cần xác định độ nông, sâu của vết xước để có cách xử lý phù hợp. 

Rửa sạch vết trầy

Chúng ta nên dùng các loại khăn mềm, thấm nước và làm sạch các vết trầy. Việc này giúp cho việc xử lý và đánh bóng lại lớp sơn đạt hiệu quả cao hơn. 

Xử lý vết trầy xước 

Đối với những vết xước nhỏ, chủ xe có thể dùng các dụng cụ đơn giản như: kem đánh răng, sơn móng tay, giấy chà nhám, sơn cùng màu với xe để xử lý các vết trầy xước đó. Lưu ý, khi dùng giấy chà nhám, nên chà cùng chiều với vết xước, dùng lực vừa phải để vết trầy không bị lan ra hoặc sâu thêm. Sau khi áp kem đánh răng hoặc sơn móng tay lên vết trầy, nên đợi tầm một tiếng để chúng khô hoàn toàn. 

Đánh bóng lại lớp sơn

Sau khi lớp sơn đã khô, ta dùng khăn mềm để làm sạch một lần nữa, tiếp đến phủ dung dịch đánh bóng lên vị trí bị trầy cho đến khi chúng mờ hẳn. Đợi 5 phút sau khi lớp đánh bóng thứ nhất đã khô, ta tiếp tục phủ thêm một lớp mới để thu được kết quả tốt nhất. 

Cuối cùng, bạn chỉ cần lau sạch lại một lần nữa là đã có thể xử lý hoàn toàn vết trầy xước. Một mẹo nhỏ để giúp lớp sơn bóng được đẹp hơn, đó là: hãy thực hiện công đoạn này ở nơi có nhiều nắng. Ánh mặt trời sẽ giúp dung dịch đánh bóng bay hơi nhanh hơn và tạo ra tông màu hoàn hảo hơn. 

Với những bước trên, bạn có thể dễ dàng xử lý những vết trầy xước, bong tróc nhẹ tại nhà. Tuy nhiên, khi lớp sơn xe bị tổn hại quá nhiều, bạn nên mang xe đến các trung tâm dịch vụ uy tín để được hướng dẫn quy trình xử lý, phục hồi lớp sơn xe hiệu quả nhất.  

4 lưu ý để hạn chế trầy xước ô tô 

Vết trầy không ảnh hưởng đến khả năng vận hành nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ và làm giảm giá trị xe. Với những dòng xe sang, việc khôi phục nước sơn ban đầu tốn rất nhiều chi phí. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng xe, chúng ta cũng nên lưu ý những điểm dưới đây để hạn chế trầy, xước lớp sơn xe: 

Lái xe cẩn thận 

Điều khiển xe đúng làn đường, giữ khoảng cách an toàn với người và phương tiện khác là những cách cơ bản để hạn chế làm trầy xước xe. Khi di chuyển vào khúc cua, đoạn đường hẹp hay địa hình xấu, có nhiều bùn lầy, đá dăm,...Người lái nên giảm tốc độ, chú ý quan sát xung quanh để đánh lái kịp thời, tránh các vật cản có thể gây trầy xước. Cẩn thận khi lùi, đỗ xe để tránh va chạm với các phương tiện khác. 

Nên tận dụng các tính năng như: camera 360 độ, hệ thống cảnh báo điểm mù, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ phanh khẩn cấp,...để kiểm soát tay lái tốt hơn. 

Lau chùi, rửa xe đúng cách

Việc dùng khăn khô, cứng, khăn có dính đất cát trực tiếp chà lên thân xe cũng có thể gây ra những vết trầy xước. Vì vậy, lau chùi và rửa xe đúng cách cũng là một cách giúp hạn chế gây ra các vết trầy xước trên xe. 

Sử dụng phương pháp chống trầy xước ô tô

Phủ sơn chống xước, phủ nano, dán keo hay sử dụng kem chống xước là một cách xử lý xe ô tô bị trầy xước mà nhiều chủ xe lựa chọn để tăng cường bảo vệ cho chiếc xe của mình. Bạn cũng có thể cân nhắc đến phương pháp này và thực hiện chúng ngay khi mua xe, tại các trung tâm dịch vụ ô tô chuyên nghiệp. 

Hạn chế đỗ xe ngoài trời nắng

Đậu, đỗ xe dưới trời nắng nóng thường xuyên có thể làm lớp sơn xe bị oxy hóa, dẫn đến phai màu xe và cũng dễ bị trầy xước hơn khi có vật khác tác động vào. Ngoài ra, nếu gặp thời tiết mưa bão hay lốc xoáy, các vật sắc nhọn như cát, đá dăm, gỗ mục bị cuốn theo gió lốc cũng có thể gây ra các vết trầy trên xe. Do đó, người dùng ô tô không nên đậu xe dưới trời nắng quá lâu. Trong trường hợp bắt buộc, nên có thêm một tấm bạt phủ để bảo vệ thân xe. 


Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã biết thêm về nguyên nhân xe ô tô bị trầy xước và những kinh nghiệm để xử lý cũng như cách hạn chế tình trạng này xảy ra trong quá trình sử dụng xe. Đừng quên truy cập Caready để biết thêm nhiều mẹo hữu ích để bảo dưỡng ô tô nhé!


Bình luận

0/500