Không thể hiển thị vì bình luận của bạn sử dụng ngôn từ không phù hợp.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
https://caready.vn/tu-van-lai-xe/huong-dan-de-pa-len-doc-dung-cach-cho-nguoi-moi.html
Trong quá trình thi bằng B2, thí sinh phải thực hiện bài thi đề pa lên dốc. Đây được đánh giá là một kỹ năng khá khó đối với người mới. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì trong bài viết này, Caready sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật đề pa lên dốc đúng cách, an toàn để bạn có thể cảm thấy tự tin hơn khi cầm vô lăng.
Từ "đề pa" bắt nguồn từ từ tiếng Anh "depart", có nghĩa là khởi hành. Trong kỳ thi sát hạch bằng lái xe B2, bài thi lên đề pa lên dốc được gọi là nội dung dừng và khởi hành lên dốc. Vì là bài thi dưới hình thức chấm bằng máy nên các bạn cần nắm rõ một số yêu cầu của bài thi như sau:
Bài thi đề pa lên dốc là một trong những phần thi khó nhất của bài thi lái xe ô tô, đặc biệt là xe số sàn. Dù vậy các bạn vẫn có thể dễ dàng vượt qua nếu chúng ta luyện tập đúng cách.
Xe số tự động dễ lên dốc hơn xe số, chưa kể xe có hỗ trợ công nghệ khởi hành ngang dốc thì khái niệm đề pa lên dốc bị lãng quên cũng dễ hiểu. Nhưng với nhiều người, việc lên dốc bằng xe số sàn không hề đơn giản, bởi nếu xử lý không khéo, xe sẽ bị trôi, ảnh hưởng đến các phương tiện phía sau, thậm chí gây tai nạn.
Dưới đây là 4 kỹ thuật đề pa lên dốc cơ bản mà người mới tập lái nên ghi nhớ để vận hành xe hiệu quả hơn:
Sử dụng phanh tay (hoặc phanh khẩn cấp) là cách an toàn và hiệu quả nhất để người lái đề pa xe ô tô, đặc biệt là khi đề pa xe ngang dốc. Tiến hành cụ thể như sau:
Sau khi xe dừng trên dốc, tài xế kéo phanh tay thay phanh chân để xe đứng yên. Khi đó, người lái có thể bỏ chân phanh và đặt mớm vào chân ga.
Khi cần di chuyển về lại vị trí đứng yên trên dốc, người lái cắt côn vào số rồi nhả côn, đạp ga giống như xuất phát bình thường trên đường bằng, lúc này phanh tay được hạ nên xe chắc chắn sẽ không bị trôi.
Tiếp tục nhả côn từ từ cho đến khi vô lăng hoặc cần số rung lên (chứng tỏ đĩa côn bị kẹt) thì nhả nhẹ phanh tay, nghe xe không bị trượt thì nhả nốt phanh tay, xe sẽ tự bò lên dốc. Nếu xe không di chuyển, bạn có thể đạp nhẹ chân ga.
Đây là một cách đề pa lên dốc khá mạo điểm, được những người lái xe có kinh nghiệm sử dụng. Phương pháp này chỉ phù hợp với trường hợp đậu xe trong thời gian ngắn, không áp dụng cho việc dừng xe hoặc đậu xe dài hạn.
Sau khi xe dừng lại, từ từ nhả côn cho đến khi thấy vô lăng hoặc cần số rung lên thì nhả phanh chân. Nếu bạn cảm thấy xe bị trôi, hãy đạp phanh và thực hiện lại. Nếu xe không trôi thì nhả phanh chân và xe sẽ tự leo lên.
Nếu đã nhả hết phanh chân mà xe không di chuyển, hãy tiếp tục đạp ga một chút đồng thời nhả nhẹ chân côn. Sau khi xe chạy đi, giữ nguyên chân côn và chân ga cho đến khi xe vượt qua đỉnh dốc.
Khi mới bắt đầu tập luyện, chắc chắn bạn sẽ có thể gặp phải một số bế tắc. Đó là điều bình thường, chúng ta chỉ cần thực hành nhiều lần, đúc kết kinh nghiệm của bản thân và tránh những sai lầm nghiêm trọng như vượt vạch, chết máy, trôi dốc.
Hãy thực hành 2 cách này để điều khiển xe một cách an toàn và hiệu quả nhất, dựa trên tay lái và kinh nghiệm lái xe của bạn cũng như các tình huống bạn gặp trên đường dốc.
Đây là một cách đề pa lên dốc không được sử dụng quá nhiều, bởi độ phù hợp của nó phụ thuộc vào thiết kế của từng loại xe và chiều dài bàn chân của mỗi người. Khi chân trái đang ngắt côn, ngón chân phải sẽ đạp phanh và xoay ngang, gót chân phải nhấn nhẹ ga. Khi ga đã đủ, bạn có thể nhả côn và phanh để xe di chuyển từ từ. Phương pháp này thường không phù hợp với phụ nữ, vì sức mạnh của bàn chân yếu và phụ nữ thường đi giày cao gót.
Vê côn đứng dốc chỉ thích hợp khi đỗ xe trên dốc trong thời gian ngắn, không nên sử dụng khi xe phải đậu, đỗ trong thời gian dài. Ở kỹ thuật này, bạn cần vừa phải ra côn vừa phải đạp ga để giúp xe không bị trôi và cũng không không bị vọt lên.
Sử dụng phương pháp này trong thời gian dài sẽ sinh ra ma sát và nhiệt lớn hơn dẫn đến côn nhanh bị mòn. Tuy nhiên, vê côn đứng dốc rất hữu ích trong trường hợp cần phải nhích từng chút một trên dốc và thời gian dừng xe không đủ lâu để kéo phanh tay.
Đôi khi đề pa dốc, bạn có cảm giác chân côn bị rung như đang bị quá tải, nhưng sự thật là nó không ảnh hưởng nhiều đến xe. Trên thực tế, những người mới tập lái cho rằng hộp số, ly hợp và côn rất dễ hư hỏng nên thường không sử dụng hết sức bộ phận này. Bạn phải biết rằng những tay lái có nhiều kinh nghiệm hoặc dân chuyên off-road sẵn sàng sử dụng côn hơn bạn nhiều, bởi bản chất của côn và hộp số không mỏng manh như chúng ta nghĩ.
Khi leo dốc có thể dùng gạch hoặc đá to nhét vào bánh xe để xe không bị trôi về phía sau, từ đó tập leo dốc tự tin hơn. Nếu chưa quen leo dốc, bạn nên cố gắng tập đi tập lại cách sử dụng côn và xử lý từ dốc thoai thoải đến dốc cao.
Hy vọng những thông tin hướng dẫn kỹ thuật đè pa leo dốc trên hữu ích với bạn đọc. Truy cập website Caready hằng ngày để xem thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!
Không thể hiển thị vì bình luận của bạn sử dụng ngôn từ không phù hợp.
Cập nhật bình luận thành công.
Tầng 4, Tòa Nhà Charmington La Pointe, 181 Cao Thắng, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
0902727685
cskh@caready.vn
Kết nối cùng Caready:
Nhập số điện thoại hoặc email đã dùng đăng ký tài khoản và chúng tôi sẽ gửi mã xác minh cho bạn để đặt lại mật khẩu.
Mật khẩu từ 6 đến 32 ký tự
Hiện tại anh/chị chưa có showroom trên Caready.
Anh/chị có muốn tạo showroom để đăng tin bán xe không?
Vui lòng nhập tên
Cảm ơn bạn đã để lại thông tin.
Chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất.
Vui lòng xác nhận không phải là robot.
Mã captcha đã hết hạn vui lòng xác nhận lại
Vui lòng điền đầy đủ thông tin liên hệ trước khi thực hiện đăng tin.
Số tin đăng trong gói đã hết.
Bạn nên đăng ký gói tin để tiết kiệm chi phí.
Vì tính chất bảo mật, mã xác nhận chỉ cho phép gửi lại 3 lần. Vui lòng thao tác lại từ đầu.
Vì tính chất bảo mật, mã xác nhận chỉ cho phép gửi lại 3 lần. Vui lòng thao tác lại từ đầu.
Vì tính chất bảo mật, Hệ thống chỉ cho phép nhập sai mã xác nhận 3 lần. Vui lòng thao tác lại từ đầu.
Đặt lại mật khẩu thành công.
Vì tính chất bảo mật, hệ thống chỉ cho phép yêu cầu mã xác nhận 8 lần/1ngày.
Vui lòng thao tác lại vào hôm sau.
Bình luận
😊😋😌😍😎😏😐😑😒😓😔😕
😖😗😘😙😚😛😜😝😞😟😠😡
😢😣😤😥😦😧😨😩😪😫😬😭
😮😯😰😱😲😳😴😵😶😷😸😹
😺😻😼😽😾😿🙀🙃💩🙄☠👌
👍👎🙈🙉🙊