Không thể hiển thị vì bình luận của bạn sử dụng ngôn từ không phù hợp.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
https://caready.vn/tu-van-bao-duong/danh-bong-xe-o-to-va-nhung-dieu-can-biet.html
Trong quá trình sử dụng, việc xe ô tô bị trầy xước hay bạc màu sơn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy để giảm thiểu tình trạng trên, chủ sở hữu thường đắn đo vấn đề có nên đánh bóng xe ô tô hay không? Bài viết hôm nay sẽ giải đáp các thắc mắc trên.
Tham khảo bài viết mới nhất:
Đánh bóng sơn xe ô tô là kỹ thuật chăm sóc “hộp xế” quen thuộc với những người có sở hữu ô tô hay đặc biệt quan tâm đến xe cộ. Đây là việc dùng các dụng cụ kết hợp với hoá chất chuyên dụng tác động vào bề mặt sơn xe nhằm khôi phục lại độ sáng bóng và loại bỏ các vết xước nhỏ.
Tình trạng bề mặt sơn xe ô tô trước và sau khi đánh bóng
Trước khi làm rõ những hiểu lầm về đánh bóng sơn xe ô tô, chúng ta sẽ nói về cấu tạo sơn xe ô tô. Đầu tiên, sơn ô tô gồm 3 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài là lớp sơn lót, lớp màu và lớp sơn bóng. Những vết xước thường gặp trên ô tô sẽ nằm ở lớp sơn bóng ngoài cùng.
Các vết xước nhỏ thường nằm bên ngoài lớp sơn bóng ngoài cùng
Nhiều người cho rằng đánh bóng sẽ xoá được 100% những vết xước ở ngoài bề mặt xe. Nhưng thực chất, đánh bóng chỉ là một trong những quy trình hiệu chỉnh sơn xe, việc này không hoàn toàn xóa bỏ toàn bộ đối với vết xước lớn và ăn sâu vào lớp màu xe. Bản chất của việc này là mài nhẵn vết xước so với bề mặt sơn. Do đó, đánh bóng sơn chỉ hiệu quả hoàn toàn đối với những vết trầy nhỏ nằm trên lớp sơn bóng bên ngoài.
Ngoài ra, việc đánh bóng ô tô chỉ nên được thực hiện định kỳ (2 lần/năm) vì trong sáp hay dung dịch đánh bóng có chứa chất mài mòn nhất định. Do đó, không nên quan niệm rằng đánh bóng thường xuyên để xe có vẻ ngoài như mới.
Sau đây là các bước hướng dẫn đánh bóng xe ô tô chuẩn tại gara gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Vệ sinh xe
Ở bước này, nhân viên sẽ rửa xe cùng với các chất tẩy rửa và hoá chất chuyên dụng để loại bỏ những vết bẩn bám trên bề mặt xe. Lưu ý không sử dụng xà phòng có tính tẩy mạnh vì sẽ ảnh hưởng đến lớp sơn của xe.
Bước 2: Kiểm tra chung tình trạng sơn xe
Đến đây nhân viên sẽ kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ lớp sơn ngoài và đánh dấu những nơi có vết trầy xước lớn cần xử lý.
Bước 3: Làm phẳng các vết xước sâu
Mài nhẵn các vết trầy xước đã đánh dấu ở bước trên bằng loại giấy nhám mịn để phục hồi bề mặt sơn xe. Thao tác này đòi hỏi người thợ phải có đủ sự tỉ mỉ và chuyên nghiệp vì nếu thiếu kỹ thuật sẽ làm lõm bề mặt sơn.
Bước 4: Tiến hành đánh bóng xe
Dùng xi đánh bóng chuyên dụng hoặc dung dịch đánh bóng xe ô tô thoa lên bền mặt xe, sau đó sử dụng máy đánh.
Bước 5: Phủ lớp bảo vệ bề mặt sơn sau khi xử lý
Bước này chỉ áp dụng đối với bề mặt sơn đánh bóng bằng máy, thông thường sau khi đánh bóng xong, nhân viên sẽ phủ một lớp bảo nano hoặc ceramic để bảo vệ lớp sơn xe bên trong.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất chất tạo độ bóng cho sơn xe, dưới đây là một số gợi ý về các dung dịch đánh bóng ô tô tốt nhất hiện nay.
Đặc điểm:
- Sử dụng được cả trên bề mặt khô và ướt, không để lại vết ố trên bề mặt sơn.
- Thành phần chứa sáp Carnauba Wax có chức năng tạo độ bóng, bảo vệ lớp sơn trong điều kiện ẩm nóng ở môi trường ngoài.
- Giá khoảng 200.000 đồng/chai(400ml).
Đặc điểm:
Đặc điểm:
Trên đây là một số thông tin về đánh bóng xe ô tô và một số điều cần lưu ý. Hy vọng từ những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn. Tham khảo thêm một số thông tin liên quan về ô tô sẽ được cập nhật liên tục tại Caready.vn.
Bình luận
😊😋😌😍😎😏😐😑😒😓😔😕
😖😗😘😙😚😛😜😝😞😟😠😡
😢😣😤😥😦😧😨😩😪😫😬😭
😮😯😰😱😲😳😴😵😶😷😸😹
😺😻😼😽😾😿🙀🙃💩🙄☠👌
👍👎🙈🙉🙊