Thị trường Đông Nam Á: Bài toán khó cho xe điện Trung Quốc

Sau những thành công rực rỡ tại nhiều thị trường quốc tế và nội địa, các hãng xe Trung Quốc, đặc biệt là ông lớn BYD tiếp tục chuyển hướng sang thị trường màu mỡ Đông Nam Á. Tuy nhiên, mọi thứ không được như mong đợi khi những hãng xe điện Trung Quốc này đang phải đối diện với những thực tế có phần khắc nghiệt và cạnh tranh gay gắt ở thị trường này. Đây cũng là bài toán khó cho xe điện Trung Quốc tính đến thời điểm hiện tại. 

Thị trường Đông Nam Á: Bài toán khó cho xe điện Trung Quốc

BYD bắt đầu gia nhập thị trường Việt Nam vào đầu tháng 7 năm ngoái, với tham vọng mở rộng thị trường, đặt mục tiêu phủ sóng tại Đông Nam Á. Nhìn vào hiện tại, BYD chưa thật sự nổi bật và tạo dựng được niềm tin với người dùng Việt. 

So sánh với hãng xe điện nội địa non trẻ VinFast, mỗi ngày đại lý của hãng xe này luôn tiếp đón hàng trăm khách hàng tiềm năng, khách hàng đến xem xe và tư vấn. Trong khi đó, showroom của ông lớn BYD luôn trong tình trạng thưa vắng khách. “Chúng tôi thường đón tiếp khoảng 20 khách hàng mỗi ngày. Vào cuối tuần, lượng khách hàng thường tăng gấp đôi hoặc hơn” - Nhân viên bán hàng của hãng BYD, anh Trần Trung Quốc cho biết. 

Cơ hội đi kèm thách thức lớn 

Với thị trường rộng lớn, mức thu nhập trung bình khá, Đông Nam Á hiển nhiên trở thành thị trường tiềm năng và hấp dẫn cho các hãng xe ô tô ngoại. Và Trung Quốc cũng không ngoại lệ, đặc biệt từ khi có lệnh hạn chế xe điện Trung Quốc tại thị trường Mỹ và vấn đề thuế quan tại thị trường Châu Âu. 

Tuy nhiên, không phải cứ thành công là sẽ ổn định tại thị trường mới, nhất là với quyết định gia nhập vào thị trường khó tính như Đông Nam Á. Các hãng xe điện Trung Quốc đang phải đối diện với những cơ hội lớn nhưng cũng đầy thách thức. 

Xe ô tô điện BYD - ông lớn tại thị trường nội địa cũng phải chật vật tại Đông Nam Á 

Đông Nam Á đang nổi lên như một thị trường đầy tiềm năng cho xe điện nhờ sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và nhận thức ngày càng cao về xu hướng di chuyển bền vững. Tuy nhiên, mức giá vẫn là rào cản lớn khi thu nhập trung bình tại nhiều quốc gia chưa theo kịp tốc độ phát triển của ngành xe điện. Không chỉ vậy, cơ sở hạ tầng sạc còn hạn chế, đặc biệt là ở các khu vực ngoài đô thị, khiến người tiêu dùng e ngại về tính khả thi khi chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.

Bên cạnh đó, thị hiếu của người dùng Đông Nam Á vẫn thiên về những thương hiệu ô tô truyền thống, đặc biệt là các hãng xe Nhật như Toyota, Honda hay Nissan. Dù thị phần của các hãng xe Nhật đang suy giảm, họ vẫn giữ vị thế vững chắc nhờ sự tin tưởng và mạng lưới dịch vụ rộng khắp. Trong khi đó, các hãng xe Trung Quốc dù có chiến lược giá cạnh tranh và sản phẩm ngày càng cải tiến, nhưng vẫn phải đối mặt với tâm lý dè chừng từ người tiêu dùng.

Tại Indonesia, dù doanh số xe điện tăng nhanh trong vài năm gần đây, con số này vẫn còn khiêm tốn so với tổng lượng xe bán ra. 

Tại Thái Lan, dù chính phủ có những ưu đãi mạnh tay, doanh số xe điện năm 2024 vẫn sụt giảm do áp lực kinh tế và nợ hộ gia đình cao. Những yếu tố này cho thấy dù tiềm năng của xe điện tại Đông Nam Á là rất lớn, nhưng để bùng nổ thực sự, ngành công nghiệp này sẽ cần thêm thời gian và những chiến lược thích nghi phù hợp.

Việt Nam - Thị trường khó chinh phục nhất tại Đông Nam Á 

Tại những quốc gia có ngành công nghiệp ô tô nội địa phát triển mạnh như Việt Nam, các thương hiệu xe điện Trung Quốc tại Việt Nam càng phải đối mặt với nhiều rào cản lớn hơn nữa. Đây là thị trường được đánh giá là khó chinh phục nhất tại Đông Nam Á. 

VinFast - hãng xe điện nội địa Việt Nam đang chiếm ưu thế nhờ hệ thống trạm sạc riêng và các mẫu xe mini có mức giá cạnh tranh khoảng 11.700 USD (tương đương 300 triệu đồng). Trong tổng số gần 91.500 xe điện bán ra tại Việt Nam năm ngoái, hơn 87.000 xe thuộc về VinFast, cho thấy sự áp đảo của thương hiệu nội địa.

Hãng xe ô tô điện VinFast 

Một khảo sát do KPMG thực hiện vào tháng 7 cũng cho thấy khoảng 70% trong số 1.100 người Việt sống tại các đô thị lớn sẵn sàng chuyển sang xe điện hoặc hybrid, mở ra cơ hội cho các thương hiệu xe điện như VinFast, và kể cả là những thương hiệu xe điện Trung Quốc có cơ hội phát triển tại đây. 

Kể từ khi ra mắt, BYD đã giới thiệu nhiều mẫu xe tại Việt Nam với mức giá dao động từ 659 triệu đồng đến 1,36 tỷ đồng, nhưng vẫn đang gặp khó khăn trong việc chinh phục khách hàng. Ngoài vấn đề cạnh tranh, tâm lý e dè đối với thương hiệu Trung Quốc cũng là một rào cản đáng kể. “Nhiều người vẫn giữ định kiến với các hãng xe Trung Quốc”, Đ.H., nhân viên bán hàng tại showroom Chery Automobile ở Hà Nội, chia sẻ. Hiện tại, Chery chưa phân phối xe điện tại Việt Nam nhưng dự kiến sẽ ra mắt trong quý II năm nay.

Những nỗ lực phát triển tại thị trường Đông Nam Á 

Nhằm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và thúc đẩy sự hiện diện tại Đông Nam Á, các thương hiệu xe điện Trung Quốc đang đầu tư mạnh vào hoạt động quảng bá. GAC Aion đặt quảng cáo trên các biển hiệu cỡ lớn tại sân bay Suvarnabhumi (Bangkok), trong khi BYD khai trương showroom có diện tích tương đương một sân bóng đá ngay tại trung tâm Jakarta.

Không chỉ tập trung vào truyền thông, các hãng xe Trung Quốc cũng đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở sản xuất trong khu vực. BYD đầu tư 1,3 tỷ USD vào nhà máy tại Java (Indonesia), dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 1 năm sau. Trong khi đó, Chery có kế hoạch xây dựng nhà máy tại tỉnh Rayong (Thái Lan) với công suất 50.000 xe/năm, dự kiến đưa vào vận hành trong năm nay.

Theo chuyên gia Zheng từ Roland Berger, các thương hiệu xe điện Trung Quốc sẽ phải đối mặt với nhiều "biến động ngắn hạn" tại Đông Nam Á. “Khu vực này đặt ra những thách thức lớn về vận hành, từ logistics đến sản xuất hàng loạt”, ông nhận định.

Kết luận 

Xe điện Trung Quốc dù đã gặt hái nhiều thành công trên thế giới nhưng vẫn đang gặp không ít thách thức tại Đông Nam Á. Sự cạnh tranh gay gắt, rào cản thị trường và thói quen tiêu dùng khiến việc mở rộng tại khu vực này không hề dễ dàng. Đặc biệt, Việt Nam được xem là thị trường khó chinh phục nhất với những yêu cầu khắt khe từ người tiêu dùng và cạnh tranh lâu năm của các thương hiệu xe truyền thống.

Dù vậy, với tiềm năng phát triển của xe ô tô điện và những chính sách hỗ trợ từ nhiều quốc gia, các hãng xe Trung Quốc vẫn có cơ hội để khẳng định vị thế tại thị trường này. Thành công hay thất bại sẽ phụ thuộc vào khả năng thích nghi, chiến lược cạnh tranh và mức độ thấu hiểu nhu cầu thị trường của từng hãng xe.

Trên đây là thông tin về xe điện Trung Quốc tại thị trường Đông Nam Á, cũng như cơ hội và thách thức của xe điện Trung Quốc tại Đông Nam Á mà Caready gửi đến bạn đọc. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích trong ngày hôm nay. Đừng quên truy cập Caready thường xuyên để đón đọc các tin tức về xe ô tô hấp dẫn nhé!


Bình luận

🙂
0/500