Những điều thú vị về ô tô điện có thể bạn chưa biết

Mục lục
Mục lục

Ô tô điện - sản phẩm “xanh”- xu hướng của thời đại mới nhờ những ưu điểm vượt trội về chi phí, môi trường. Ô tô điện là gì? Lịch sử phát triển của dòng xe này ra sao? Cấu tạo của ô tô điện như thế nào? Ưu nhược điểm của ô tô điện ra sao? Và còn rất nhiều điều thú vị về mẫu xe tương lai này, hãy cùng Caready tìm hiểu nhé! 

Ô tô điện là gì?

Ô tô điện là loại xe chạy bằng một hoặc nhiều motor điện thay thế cho động cơ đốt trong. Những chiếc xe này sử dụng một bộ ắc quy kéo để truyền năng lượng cho motor điện và phải được cắm ở các trạm sạc hoặc điện lưới. Bởi vì chạy bằng điện nên phương tiện không có khí thải và lược bỏ đi những bộ phận của hệ thống nhiên liệu lỏng thông thương như: bình nhiên liệu, bơm nhiên liệu, đường ống nhiên liệu. 

Một số mẫu ô tô điện phổ biến hiện nay 

Mẫu xe

Giá bán 

Hyundai Kona Electric 

~ 690 triệu đồng 

VinFast VF e34

~ 690 triệu đồng 

Nissan Leaf

~ 720 triệu đồng 

Honda E

~ 742 triệu đồng 

Tesla Model 3

~ 800 triệu đồng 

MG ZS EV

~ 887 triệu đồng 

Volkswagen ID.3

~ 903 triệu đồng 

Polestar 2

~ 1.035 tỷ đồng 

Kia Soul EV

~ 1.780 tỷ đồng 

Tesla Model S

~ 3.121 tỷ đồng

Lịch sử hình thành và phát triển của ô tô điện 

Xe điện có lịch sử ra đời từ năm 1859 với hình thái ban đầu khá thô sơ, đơn giản. Những nhà khoa học đã có công lớn trong việc đặt một nền móng quan trọng giúp thay đổi diện mạo thị trường xe điện hiện nay. 

  • Năm 1859: Nhà vật lý học Gaston Planté sáng chế ra pin sạc giúp tích trữ trên xe điện.
  • Năm 1880: Nhà phát minh Gustave Trouvé đã gắn pin sạc vào xe ba bánh, tạo ra chiếc xe chạy điện đầu tiên.
  • Năm 1884: Thomas Parker tạo ra chiếc ô tô điện đầu tiên trên thế giới tại Anh.
  • Năm 1890-1891: William Morrison chế tạo ra chiếc xe điện đầu tiên ở Mỹ với 6 chỗ ngồi và tốc độ tối đa 23km/h.
  • Năm 1897: Walter Bersey chế tạo ra đội taxi điện hoạt động trên đường phố London. Sau đó, loại taxi điện được sử dụng rộng rãi ở New York.
  • Năm 1912: xe điện bùng nổ do được nhiều hộ gia đình ưa chuộng sử dụng. Có tới 33.842 chiếc tại Mỹ.
  • Đến những năm 1920: hãng Ford sản xuất xe xăng với giá rẻ khiến xe xăng trở nên phổ biến hơn, tác động rất lớn tới xe điện. Thời điểm đó, xăng dầu cũng bớt đắt đỏ, trạm xăng mọc lên nhiều hơn, tiện lợi cho người dùng. Do đó, xe điện bị đưa vào dĩ vãng và ít được ưa chuộng hơn xe xăng.

Tại Việt Nam, VinFast là doanh nghiệp có công lớn trong việc khai mở kỷ nguyên ô tô điện mới cho Quốc gia. 

  • Ngày 2/9/2017: Tổ hợp sản xuất ô tô và xe máy điện VinFast được khởi công xây dựng. Nhà máy sản xuất xe của VinFast có diện tích 335 hecta với tổng số vốn đầu tư đạt 3,5 tỷ USD.. 
  • Ngày 24/3/2021: VinFast chính thức công bố nhận đặt hàng ô tô điện thông minh VF e34 - mẫu xe điện đầu tiên mở bán tại Việt Nam, đánh dấu cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp xe điện Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
  • Ngày 18/11/2021: VinFast ra mắt thương hiệu xe điện toàn cầu, đồng thời giới thiệu hai mẫu xe VF e35, VF e36 tại Triển lãm ôtô quốc tế Los Angeles 2021 – Mỹ (LA Auto Show)

Kể từ khi ra mắt, VF e34 đã nhận được 3692 đơn đặt hàng chỉ sau 12 giờ mở bán. Con số này không chỉ chứng minh sức hút của thương hiệu mà còn thể hiện sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng, họ đã bắt đầu quan tâm đến những sản phẩm “xanh”, thân thiện với môi trường hơn. 

Cấu tạo của ô tô điện

Khác với xe sử dụng động cơ đốt trong, cấu tạo của ô tô điện có phần đơn giản hơn. Nhờ cấu tạo đơn giản, mà chi phí bảo dưỡng, sửa chữa ô tô điện cũng thấp hơn so với các dòng xe ô tô khác. Để biết chi tiết cấu tạo của ô tô điện, bạn đọc có thể theo dõi hình ảnh dưới đây: 

Caready- Cấu tạo của ô tô điện
Cấu tạo của ô tô điện

Ưu - nhược điểm của ô tô điện 

Caready- Ưu nhược điểm của ô tô điện
Một số ưu, nhược điểm của ô tô điện

Ưu điểm

  • Hạn chế phát thải CO2 do động cơ ô tô dùng hoàn toàn bằng điện.
  • Không cần đồ xăng, dầu: Tại Việt Nam, trung bình chi phí đổ xăng cho một chiếc xe phổ thông rơi vào khoảng 15-20 triệu đồng/năm. Khi sử dụng xe điện, chi phí này được loại bỏ, thay vào đó là chi phí điện. Tuy vậy, chi phí điện rẻ hơn nhiều so với xăng.
  • Chi phí bảo dưỡng thấp: Động cơ điện không cần dầu bôi trơn như xe xăng/ dầu, vì thế vì thế việc bảo dưỡng thường xuyên (như thay dầu) không còn. Động cơ trên xe điện phản ứng tức thời sau mỗi lần nhấn ga và tự động "phanh" khi người lái buông chân phanh. Má phanh trên xe điện vì thế không mòn nhanh như trên xe xăng, dầu, từ đó giảm chi phí thay thế.
  • Ưu đãi giá: Để khuyến khích người dân sử dụng ô tô điện, nhiều hãng xe trên thế giới áp dụng chính sách giá cũng như khuyến mãi rất đa dạng đối với dòng xe này. Tại Việt Nam, chỉ với 10 triệu đồng, khách hàng đã có thể đặt cọc cho một chiếc xe điện VF e34. 

Hạn chế

  • Phạm vi di chuyển: Trung bình, một chiếc xe điện chỉ di chuyển được khoảng cách bằng một nửa so với xe xăng/dầu. Khi chạy tốc độ cao, xe tiêu hao nhiều năng lượng hơn, vì thế mà quãng đường đi được cũng ít hơn. Không những thế, quãng đường đi cũng bị giảm nếu thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh. Nguyên nhân là vào những ngày thời tiết thất thường, chúng ta phải dùng năng lượng điện để làm mát hoặc sưởi ấm cabin, năng lượng bị tiêu hao làm cho quãng đường xe di chuyển được giảm xuống. 
  • Thời gian sạc điện: Theo công bố của VinFast, mẫu xe điện VF e34 sẽ mất 18 phút sạc để đi được khoảng 180km. Nếu dùng xe động cơ truyền thống, thời gian nạp nhiên liệu sẽ nhanh hơn. 
  • Trạm sạc: Tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2021, VinFast đã lắp đặt được hơn 8100 cổng sạc tại gần 500 trạm sạc trên 60 tỉnh, thành phố. Tuy nhiên, các trạm sạc thường tập trung ở các thành phố lớn, người dân ở tỉnh lẻ nếu muốn sở hữu xe điện sẽ gặp khó khăn trong việc sạc xe. 
  • Chi phí thay pin và sạc điện: Không cần thay dầu động cơ, bảo dưỡng thường xuyên nhưng người dùng phải chi một khoản lớn dành cho pin. Vòng đời pin xe điện trung bình khoảng 10 năm, chi phí để thay ở mức hàng chục triệu đồng. 

Trên đây là những điều thú vị về ô tô điện mà Caready chia sẻ đến bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu thêm về cấu tạo của ô tô điện cũng như ưu, nhược điểm của dòng xe này để đưa ra quyết định có nên mua xe ô tô điện không một cách dễ dàng hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình tìm mua xe ô tô, đừng ngần ngại liên hệ Caready để được tư vấn nhanh chóng nhé!

 

Bình luận

0/500