Không thể hiển thị vì bình luận của bạn sử dụng ngôn từ không phù hợp.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
https://caready.vn/kien-thuc-ve-o-to/5-loi-ich-va-rui-ro-khi-mua-o-to-dung-ten-cong-ty.html
Đa số chủ doanh nghiệp thường nghĩ đến việc mua sắm ô tô làm tài sản cho công ty để đạt được một số lợi ích về mặt tài chính khi làm báo cáo. Việc mua xe đứng tên công ty cần những giấy tờ, thủ tục gì và nó có tồn tại rủi ro nào không? Caready sẽ giải đáp ngay trong bày viết này!
Được hoàn tiền khi khấu trừ Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Nếu xe thuộc quyền sở hữu của công ty, trong trường hợp này doanh nghiệp sẽ được xem xét khấu trừ thuế tức hoàn tiền Luật thuế giá trị gia tăng (10% giá trị của chiếc xe) theo điểm a, Khoản 1, Điều 12, Thuế GTGT năm 2008.
Bạn nên lưu ý thêm rằng, theo Điều 9 Thông tư 115/2014/TT-BTC, để được khấu trừ thuế GTGT thì giá trị của xe phải từ 1,6 tỷ đồng trở xuống. Nếu giá trị xe trên 1,6 tỷ đồng phần nguyên vượt số tiền quy định sẽ không áp dụng khấu trừ.
Ví dụ: Một xe ô tô trị giá 1,5 tỷ đồng được mua và đứng tên doanh nghiệp sở hữu, nếu sau khi quyết toán thuế GTGT, doanh nghiệp đó sẽ được khấu trừ thuế và nhận lại 150 triệu đồng. Nếu giá xe là 2 tỷ đồng thì doanh nghiệp chỉ được tính khấu trừ tối đa là 10% của 1,6 tỷ đồng. Do đó, doanh nghiệp sẽ nhận lại số tiền là 160 triệu đồng.
Mua xe ô tô đứng tên công ty sẽ tiết kiệm được một số tiền đáng kể cho chủ xe
Tiết kiệm chi phí bảo dưỡng
Khi mua xe đứng tên doanh nghiệp, bạn sẽ tiết kiệm khá nhiều chi phí bảo dưỡng như phí sửa chữa, hoá đơn xăng dầu,… vì các hoá đơn sẽ được cônng ty chi trả toàn bộ. Những khoản phát sinh này sẽ được quy vào thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Lưu ý, các khoản chi chỉ được trừ khi thu nhập chịu thuế đã xác định theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định của pháp luật:
Trách nhiệm bồi thường trong trường hợp xe gây tai nạn
Việc bồi thường khi xe gây tai nạn đối với xe sở hữu cá nhân và xe sở hữu công ty cũng sẽ khác nhau.
Xem thêm: Những công ty bảo hiểm ô tô uy tín tại Việt Nam
Ngoài những lợi ích trên, việc mua xe đứng tên công ty còn đi kèm những rủi ro nhất định như sau:
Trở thành tài sản thế chấp khi công ty làm ăn thua lỗ
Nói đến trường hợp không may, việc kinh doanh của công ty thua lỗ và dẫn đến phá sản, lúc này tất cả tài khoản thuộc về doanh nghiệp bao gồm cả xe sẽ được đưa vào danh sách tài khoản thanh lý cho ngân hàng mà công ty đã vay vốn. Hay nói cách khác, nếu công ty làm ăn thua lỗ, chiếc xe của bạn cũng sẽ ngay lập tức trở thành tài sản thanh lý để trả nợ cho công ty.
Bên cạnh nhiều lợi ích, việc mua ô tô đứng tên công ty cũng đi kèm nhiều rủi ro
Khó khăn về thủ tục quyền thừa kế
Vì là tài sản thuộc sở hữu công ty nên người mua xe qua đời kể cả có để lại di chúc thì người thừa kế cũng không được sở hữu chiếc xe đó. Để được nhận xe, người thừa kế phải yêu cầu công ty chuyển nhượng lại. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được thì người thừa kế gặp nhiều khó khăn trong đàm phán cũng như giấy tờ.
Thủ tục mua bán nhập nhằng
Việc mua bán xe thuộc sở hữu doanh nghiệp sẽ phức tạp hơn, người bán sẽ chuẩn bị rất nhiều giấy tờ trong quá trình làm thủ tục hành chính.
Mua xe đứng tên công ty cần giấy tờ gì là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp quan tâm. Caready sẽ cung cấp thông tin ngay dưới đây. Lưu ý: Thủ tục mua xe đăng ký tên doanh nghiệp này thường áp dụng trong trường hợp mua bán, trao đổi xe giữa hai công ty với nhau.
Người bán xe khai báo, nộp giấy chứng nhận đăng ký xe
Trong vòng 07 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe cho cá nhân, tổ chức nào đó, chủ xe có trách nhiệm phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ đến cơ quan đăng ký xe nộp giấy chứng nhận đăng ký xe.
Người mua cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm có
Nộp hồ sơ tại trụ sở Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh.
Nộp lệ phí đăng ký xe.
Hẹn ngày lấy Giấy chứng nhận đăng ký xe.
Biển số xe sẽ được cấp ngay sau khi hồ sơ tiếp nhận đăng ký xe là hợp lệ. Sau khoảng 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, chủ xe sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký xe.
Thủ tục mua ô tô đứng tên công ty khá nhập nhằng bởi bạn phải chuẩn bị nhiều loại giấy tờ
- Người bán chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có:
- Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát giao thông (Người bán không phải nộp lệ phí cấp hồ sơ sang tên cho chủ xe mới)
- Người mua chuẩn bị bộ hồ sơ gồm có:
- Nộp hồ sơ tại Phòng Cảnh sát giao thông (nơi đơn vị mua xe hoạt động)
Sau khi hồ sơ đăng ký được tiếp nhận và được đánh giá hợp lệ, người mua đóng lệ phí đăng ký xe theo đúng quy định là sẽ được cấp biển số. Giấy chứng nhận đăng ký xe sẽ được cấp sau không quá 2 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ.
Trên đây là những thông tin về thủ tục mua xe cho công ty và những lợi ích, rủi ro khi mua ô tô theo hình thức này. Hãy truy cập Caready để thu thập thêm nhiều tin tức hữu ích về thị trường xe ô tô và đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn mua xe nhanh chóng nhé!
Bình luận