Hộp số vô cấp CVT là gì? Ưu, nhược điểm của hộp số

Mục lục
Mục lục

Hộp số vô cấp hiện nay được trang bị rộng rãi ở nhiều dòng xe ô tô. Vậy hộp số vô cấp CVT là gì? Các ưu điểm và nhược điểm của hộp số CVT, cùng Caready tìm hiểu nhé!

Hộp số vô cấp là gì?

Hộp số vô cấp CVT ( Continuously Variable Transmission) là một loại hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền liên tục mà không phân theo từng cấp số. Hộp số vô cấp CVT tạo nên các tỷ số truyền bằng dây đai và 2 hệ pulley. Khác với những loại hộp số ô tô khác, các tỷ số truyền được tạo nên bằng các bánh răng.

Cấu tạo một hộp số vô cấp CVT gồm có: một hệ thống puli (ròng rọc) gồm puli đầu vào gắn liền với trục quay của động cơ, puli đầu ra dẫn tới  bánh xe và dây đai truyền bằng cao su hoặc kim loại có công suất cao.

Hiện nay, hộp số vô cấp cũng đang được nhiều hãng xe ô tô ưa chuộng lựa chọn như Toyota, Mitsubishi,... Đặc biệt, hộp số CVT đang được trang bị trên tất cả những dòng xe ô tô của Honda đang hiện hành ở Việt Nam như: Honda CR-V, Honda CITY, Honda Civic, Honda HR-V, Honda Brio, Honda Accord. 

Cấu tạo của hộp số vô cấp CVT
Cấu tạo của hộp số vô cấp CVT

Xem thêm những dòng xe ô tô thịnh hành có trang bị hộp số CVT tại đây

Ưu, nhược điểm của hộp số CVT

Ưu điểm của hộp số CVT

Tiết kiệm nhiên liệu cho xe

Hộp số vô cấp CVT có ưu điểm không phân cấp số, tỷ số truyền động có thể thay đổi ở mọi dải tốc độ. Vì vậy, mức hao tổn nhiên liệu được tối ưu so với các loại hộp số có cấp khác. Điều này thường thấy khi xe phải tăng giảm tốc độ liên tục khi di chuyển trong nội thành. Từ lí do trên nên nhiều mẫu xe đô thị hiện nay đang có xu hướng dần chuyển qua sử dụng hộp số tự động CVT để tiết kiệm nhiên liệu, tối ưu chi phí cho người dùng.

Đơn giản, dễ vận hành

Ưu điểm khác của hộp số tự động vô cấp CVT là người lái xe có thể vận hành xe một cách đơn giản và dễ dàng. Cách sử dụng tương tự như hộp số tự động AT. Số vòng tua được tối ưu ở mọi tốc độ di chuyển giúp hạn chế thất thoát lực. Nhờ đó xe có thể hoạt động nhạy hơn, mượt mà hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn lái xe số tự động đơn giản, dễ hiểu nhất

Chuyển số mượt mà, không bị giật

Do hoạt động dựa trên hệ pulley và dây đai, không phân từng cấp số nên hộp số CVT có thể hoạt động trơn tru, mượt mà, không bị giật khi chuyển số. Hộp số phản ứng nhạnh, nhạy bén khi xe tăng/giảm tốc.

Nhược điểm của hộp số CVT

Phải thay dây đai định kỳ

Hộp số CVT được dẫn động bằng dây đai. Sau thời gian dài sử dụng, dây đai sẽ bị giãn, trượt, xuống cấp dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động. Do đó, theo lười khuyên của các hãng xe, cần phải thay dây đai định kỳ sau mỗi 50000 - 100000 để đảm bảo hoạt động của hộp số.

Khó cảm nhận khi xe chuyển số

Do hộp số vô cấp CVT không phân cấp số nên người lái sẽ khó cảm nhận được cảm giác chuyển số. Nhà sản xuất vẫn trang bị thêm chế độ chuyển số với nhiều cấp số ảo. Người dùng có thể chuyển qua chế độ số tay hoặc bán tự động. Mặc dù vậy, trải nghiệm vẫn không mấy chân thật

Tạo ra tiếng ồn lớn

Tiếng ồn của hộp số CVT thường khá lớn, gây sự khó chiụ. Đây vốn là nhược điểm chung thường gặp ở những xe dùng hộp số CVT. Hiện tại, ở các dòng xe Sedan, SUV… từ hạng B trở lên, nhà sản xuất trang bị thêm cách âm khá kỹ càng nên tiếng ồn từ hộp số không còn là vấn đề lớn.

Chi phí bảo dưỡng cao

Hộp số vô cấp CVT yêu cầu sử dụng loại dầu nhớt riêng. Do đó, chi phí thay hộp số vô cấp thường cao hơn loại hộp số khác.

Caready thông tin đến bạn các nội dung về hộp số vô cấp CVT. Hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về loại hộp số này. Để biết thêm các kinh nghiệm lái xe truy cập website Caready hằng ngày nhé!

Xem thêm: Ý nghĩa các ký hiệu trên tay nắm cần số ô tô.


Bình luận

0/500