Hệ thống phanh ABS: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động

ABS (Antilock Brake System) là một trong những hệ thống an toàn quan trọng nhất trên tất cả các mẫu ô tô hiện nay. Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến hệ thống chống bó cứng phanh ABS nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng Caready tìm hiểu về vấn đề này nhé.

Cấu tạo của hệ thống phanh ABS

Hệ thống ABS (Anti-lock Braking System) là một hệ thống an toàn trên xe hơi giúp ngăn chặn bánh xe bị khóa trong khi phanh đột ngột, giúp giữ được sự kiểm soát của xe và giảm nguy cơ tai nạn.

Cấu tạo của hệ thống ABS bao gồm các thành phần sau: cảm biến tốc độ, hệ thống thủy lực và các van thủy lực, bơm thủy lực và hệ thống điều khiển.

  • Cảm biến tốc độ ABS: Giúp hệ thống ABS biết bánh xe có bị “khóa cứng” hay không. Cảm biến ABS này thường được đặt trên mỗi bánh xe hoặc trong bộ vi sai, tùy từng trường hợp.
  • Van thủy lực cho hệ thống ABS: Đây là van điều khiển má phanh trên mỗi bánh xe.

Có 3 vị trí van thủy lực ABS cơ bản:

  • Vị trí 1 - Van mở: lực phanh bằng lực người lái tác dụng lên bàn đạp phanh được truyền trực tiếp đến các bánh xe.
  • Vị trí 2 - Van khóa: Tăng lực phanh do người lái tác dụng lên bàn đạp phanh bánh xe.
  • Vị trí 3 - Van nhả: Giảm áp lực phanh từ người lái trên bàn đạp phanh.
  • Bơm thủy lực: chịu trách nhiệm bơm xả, thay đổi áp suất bánh xe thông qua hệ thống van thủy lực.
  • Hệ thống điều khiển: chịu trách nhiệm tiếp nhận dữ liệu và thông số từ cảm biến tốc độ, tính toán và điều chỉnh lực phanh tốt nhất cho từng bánh xe.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

ABS hoạt động dựa vào các cảm biến tốc độ trên mỗi bánh xe để gửi thông tin về ECU, từ đó ECU sẽ nắm bắt tốc độ quay của từng bánh xe và ngay lập tức phát hiện bánh xe nào bị “bó cứng”. Hiện tượng này là do tài xế đạp phanh đột ngột dẫn đến việc bị xe trượt ra khỏi mặt đường.

Nếu xe không được trang bị ABS, khi các bánh xe rơi vào trạng thái bị trượt, độ bám của mặt đường thấp hơn mức cho phép của các bánh xe sẽ làm cho lực do động cơ truyền tới các bánh xe không có tác dụng và không khiến xe di chuyển về phía trước. Thay vào đó, nó sẽ dẫn đến việc xe bị mất kiểm soát.

Khi người lái phanh gấp, hệ thống chống bó cứng phanh ABS sẽ tác động và nhả phanh đĩa khoảng 15 lần mỗi giây thay vì tác dụng lực cực mạnh trong một khoảng thời gian khiến bánh xe có thể bị "chết" giống như xe không có ABS.

Khi xe được trang bị ABS, hệ thống điều khiển sẽ cung cấp lực phanh tối ưu cho từng bánh xe dựa trên thông số của cảm biến tốc độ và thao tác của người lái, từ đó đảm bảo độ ổn định của xe mà vẫn cho phép người lái kiểm soát được quỹ đạo lái của xe.

Cụ thể như sau: Nếu ECU phát hiện ra rằng một hoặc nhiều bánh xe đang di chuyển ở một tốc độ nhất định chậm hơn so với các bánh xe khác. Lúc này, ABS sẽ tự động giảm áp suất lên đĩa (đây là quá trình nhả đĩa) thông qua bơm và van thủy lực, giúp bánh xe không bị bó cứng. Tương tự, nếu một trong các bánh xe quay quá nhanh, hệ thống sẽ tự động tác dụng lực trở lại, đảm bảo quá trình hãm.

Hy vọng những thông tin trên hữu ích với bạn đọc, truy cập website Caready để thu thập thêm nhiều thông tin hữu dụng bạn nhé! Những ưu đãi từ các đại lý trên Caready đang rất hấp dẫn, nếu quý khách có nhu cầu cần được tư vấn, vui lòng để lại thông tin tại đây hoặc liên hệ hotline 0902727685 để được tư vấn trực tiếp


Bình luận

🙂
0/500