Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì?

Mục lục
Mục lục

Ngày nay, khi chọn mua ô tô, có rất nhiều khách hàng quan tâm đến chiều dài cơ sở của xe. Đây là thông số quan trọng không chỉ thể hiện phong cách, đẳng cấp của mỗi chiếc xe mà còn giúp người dùng đánh giá khả năng vận hành của xe và sự tiện lợi trong quá trình sử dụng. Vậy chiều dài cơ sở là gì? Ý nghĩa của chúng đối với xe ô tô như thế nào?. Hãy cùng Caready tìm hiểu ngày trong bài viết dưới đây nhé!

Chiều dài cơ sở xe ô tô là gì?

Chiều dài cơ sở hay còn gọi là khoảng cách trục, là một trong những đơn vị đo lường dành cho xe cơ giới nói chung và xe du lịch nói riêng được đăng ký tại Cục đăng kiểm Việt Nam.

Chiều dài cơ sở được tính bằng khoảng cách giữa tâm bánh trước và bánh sau, đây là đại lượng mà chủ xe không được thay đổi vì bất cứ lý do gì.

Chiều dài cơ sở lớn sẽ giúp các nhà thiết kế xe bố trí không gian giữa các hàng ghế một cách thoải mái và dễ chịu. Đối với một mẫu xe có chiều dài cơ sở lớn thì chỗ để chân sẽ rất rộng rãi, người ngồi có thể ngả ra sau một cách thoải mái, thậm chí là nằm.

Cách tính chiều dài cơ sở xe ô tô thường sẽ được tính theo công thức như sau:

                                                                  A = D - ( B + C)

Trong đó:

  • A: Chiều dài cơ sở xe ô tô
  • D: Chiều dài tổng thể xe ô tô
  • B: Khoảng cách từ tâm bánh trước đến phần đầu xe
  • C: Khoảng cách từ tâm bánh sau đến phần đuôi xe

Chiều dài cơ sở xe ô tô ảnh hưởng đến những yếu tố nào?

Đối với thiết kế ô tô

Trước hết, chiều dài cơ sở có ảnh hưởng đến thiết kế ngoại - nội thất của xe. Thei đó, kích thước chiều dài cơ sở càng lớn, gầm xe càng dài, khoang hành khách càng rộng rãi và cách bố trí bên trong càng tiện nghi.

Đối với khả năng vận hành

Chiều dài cơ sở không chỉ quyết định kết cấu thiết kế mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến bán kính vòng quay và độ ổn định chuyển động của xe, giúp xe vận hành tối ưu hơn. 

Khả năng thích ứng với đều kiện địa hình

Chiều dài của trục cơ sở có thể được thiết kế ngắn hoặc dài, điều này ảnh hưởng đến khả năng thích ứng với các điều kiện địa hình. Xe chuyên dùng chạy trên địa hình khó, dốc và gồ ghề thường có chiều dài cơ sở ngắn hơn để giảm khoảng cách từ trục xe đến trọng tâm xe và giúp xe di chuyển linh hoạt. Ngoài ra, chiều dài cơ sở ngắn và khoảng sáng gầm xe cao sẽ hỗ trợ xe có thể vượt đỉnh dốc dễ dàng hơn. Thiết kế này rất thường thấy trên các mẫu SUV.

Tốc độ của xe ô tô

Nhà sản xuất tăng chiều dài cơ sở và hạ thấp gầm xe để kéo dài khoảng cách từ trục bánh xe đến trọng tâm, giúp xe có lợi thế tốc độ cao và linh hoạt khi vào những khúc cua hẹp. Thiết kế như vậy có lợi cho việc ổn định thân xe, nâng cao khả năng chống lật, giúp xe tăng giảm tốc êm ái hơn. Ngoài ra, trọng tâm thấp kết hợp với hệ số khí động học tối ưu góp phần giúp xe bám đường tốt hơn.

Kiểu dáng xe ô tô

Chiều dài cơ sở lớn giúp khoang hành khách có nhiều không gian hơn, nhưng nó cũng làm mất cân đối diện mạo của xe và khả năng vận hành của xe có thể kém đi. Do đó, các nhà sản xuất thường điều chỉnh sự cân bằng giữa chiều dài cơ sở và kích thước tổng thể để tối ưu hóa khả năng vận hành của xe.

Chiều dài cơ sở của một số dòng xe phổ biến hiện nay (phân chia theo hạng xe)

Hạng xe

Mẫu xe

Chiều dài cơ sở (mm)

Hạng A

Kia Morning

2385

Hyundai i10

2450

Honda Brio

2405

Hạng B

Toyota Vios

2550

Honda City

2600

Mazda 2

2570

Hạng C

KIA Cerato

2700

Hyundai Elantra

2700

Honda Civic

2700

Hạng D

Toyota Camry

2825

Mazda 6

2830

Honda Accord

2830

Hạng E

Audi A4

2829

Mercedes C-class

2865

BMW 3-Series

2851

Hạng F

Audi A6

2932

Mercedes E-class

2939

Jaguar X

2835

Hạng M

Toyota Innova 

2750

KIA Rondo

2780

Chevrolet Orlando

2760

CUV/SUV

Isuzu mu-X

2855

 

Ford Everest

2850 - 2900

 

Honda CR-V

2660

Xe bán tải

Chevrolet Colorado

3096

 

Mitsubishi Triton

3000

 

Ford Ranger

3220

 Cùng truy cập website Caready hằng ngày để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích bạn nhé!


Bình luận

0/500