Thủ tục, chi phí đăng ký học bằng lái ô tô mới nhất

Ô tô hiện là phương tiện phổ biến phục vụ cho mục đích đi lại cho gia đình và kinh doanh vận tải. Để có thể điều khiển ô tô lưu thông trên đường, bạn bắt buộc phải có giấy phép lái xe. Tìm hiểu thủ tục, biểu phí đăng ký học lái ô tô tại bài viết dưới đây của Caready nhé!

Thủ tục đăng ký học lái ô tô

Bước 1: Xác định hạng bằng lái đăng ký

Bạn có thể tham khảo thêm các hạng bằng lái ô tô ở Việt Nam để xác định nhu cầu của mình:

  • Nếu chỉ để phục vụ cho nhu cầu đi lại của gia đình, bạn có thể đăng ký bằng lái B1 hoặc B2.
  • Nếu bạn muốn thi lấy bằng để lái xe dịch vụ, kinh doanh vận tải thì bạn có thể học hạng bằng B2.
  • Nếu có nhu cầu lái xe tải cho công ty: đăng ký học lái ô tô hạng C. Đây là hạng lái được xe của hạng B2 và xe tải trên 3,5 tấn.
  • Nếu có nhu cầu lái xe 16 chỗ hoặc nhiều chỗ: đăng ký học lái ô tô các hạng D, E, F… Đây là các hạng bằng phải thi bằng cách nâng bằng từ B2 hoặc C chứ không thể thi trực tiếp.

Bước 2: Đăng ký nộp hồ sơ ở một trung tâm đào tạo được cấp phép

Bạn cần tìm trung tâm đào tạo được Sở giao thông cấp phép. Mỗi trung tâm sẽ có chương trình đào tạo, mức giá và hỗ trợ học viên khác nhau, nên bạn cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký nhé!

Khi đi đăng ký, bạn cần chuẩn bị chi phí để đăng ký học lái ô tô và hồ sơ gồm: 

  • Đơn đăng ký học lái ô tô
  • Bản sao chứng minh nhân dân photo không cần công chứng
  • 10 ảnh 3×4 (Ảnh không được đeo kính, tóc cột gọn gàng không che tai, lông mày, phải cài khuy áo)
  • Giấy khám sức khỏe
  • Sơ yếu lý lịch không cần công chứng.

Lưu ý tiêu chuẩn sức khỏe khi đăng ký học lái ô tô:

  • Kết quả xét nghiệm máu + kết quả xét nghiệm nước tiểu phải âm tính.
  • Mỗi mắt cận không quá 2 độ
  • Không bị teo cơ; mỗi bàn tay, bàn chân không được mất một trong các ngón 1 – 2 – 3 và 4,  không ảnh hưởng đến chức năng …

Bước 3: Tham gia khóa đào tạo ở trung tâm

Thông thường, quá trình học lái xe sẽ chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn học lý thuyết: pháp luật, đạo đức và cấu tạo xe, … Sau đó sẽ đến giai đoạn thực hành, bạn sẽ được tập lái xe thực tế tại nhiều địa hình cùng thầy giáo để tăng kỹ năng lái xe.

Tham gia các buổi đào tạo ở trung tâm
Tham gia khóa đào tạo lý thuyết ở trung tâm để biết luật giao thông đường bộ, đạo đức lái xe,...

Bước 4: Thi sát hạch cấp giấy phép lái ô tô

Sau khi tham gia học đầy đủ các nội dung theo thời gian quy định, bạn sẽ được thông báo lịch thi theo kế hoạch phân bổ từ Sở giao thông từ trung tâm đào tạo của bạn.

Bước 5: Nhận giấy phép lái xe

Nếu bạn vượt qua bài thi sát hạch thì sau thời gian hẹn, bạn sẽ nhận giấy phép lái xe từ trung tâm đào tạo của mình.

Biểu phí đăng ký học lái ô tô

Theo quy định của nhà nước, lệ phí thi bằng lái ô tô như sau: 

 

Lệ phí

Thi lý thuyết

90.000 đồng

Thi thực hành lái xe trong hình

300.000 đồng

Thi thực hành lái xe trên đường trường

60.000 đồng

Cấp giấy phép lái xe (nếu đậu)

135.000 đồng

Ngoài các chi phí cố định này, bạn sẽ phải chi tiền cho các khóa học lái ô tô tùy theo từng hạng bằng lái. Cụ thể như sau:

Hạng bằng

Điều kiện đăng ký

Chi phí

Bằng B1

  • Đủ 18 tuổi
  • Là công dân Việt Nam
  • Đủ điều kiện sức khỏe

7 - 10 triệu đồng

Bằng B2

9 - 12 triệu đồng

Bằng C

12 - 14 triệu đồng

Bằng D

  • Đủ 18 tuổi
  • Là công dân Việt Nam
  • Đủ điều kiện sức khỏe
  • Có kinh nghiệm lái xe từ 3-5 năm
  • Phải thi nâng hạng từ bằng B2 hoặc C.
  • Trình độ trung học phổ thông hoặc THCS

4.5 - 6 triệu đồng

Các chi phí này thường bao gồm tiền xăng xe, tiền sân tập và chi phí hướng dẫn của thầy giáo, …  Mỗi trung tâm đào tạo lại có chi phí khác nhau nên bạn hãy lưu ý kỹ và chọn cho mình một trung tâm uy tín để tránh tình trạng “tận thu”, phát sinh thêm các chi phí khác trong quá trình học.

Caready chúc bạn có quá trình học lái ô tô thuận lợi. Nếu bạn đang có nhu cầu mua xe hơi trong thời gian tới, hãy tham khảo các mẫu xe trên sàn mua bán ô tô uy tín Caready.vn nhé!


Bình luận

🙂
0/500