Không thể hiển thị vì bình luận của bạn sử dụng ngôn từ không phù hợp.
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký
https://caready.vn/kien-thuc-ve-o-to/cach-phan-biet-xe-1-cau-xe-2-cau-de-hieu-nhat.html
Chúng ta thường nghe nhắc đến xe động cơ một cầu hay hai cầu, vậy có bao giờ bạn thắc mắc cầu xe là gì? Xe 1 cầu là gì? Có khác gì với xe 2 cầu và cách nhận dạng chúng ra sao không? Hãy cùng Caready giải đáp tất cả thắc mắc trong bài viết này!
Hình ảnh minh họa cầu xe và bộ vi sai ô tô
Cầu xe là bộ phận nằm ở giữa trục nối hai bánh xe trước hoặc hai bánh xe sau. Bộ phận này được thiết kế hình cầu và có vai trò giúp xe vận hành một cách bình thường.
Chi tiết cấu tạo cầu xe ô tô
Cấu tạo của cầu xe: là trục kim loại dài bằng với chiều rộng của xe, ở hai đầu trục chính là nơi để lắp bánh xe. Bên trong cầu xe có chứa hệ thống bánh răng gọi là bộ vi sai. Bộ vi sai này được nối với động cơ thông qua một chiếc ống gọi là láp dọc hình trụ và nối với hai bánh xe sau bằng hai láp ngang.
Nguyên tắc hoạt động: khi động cơ ô tô đi vào vận hành, láp dọc sẽ quay đều và tác động lực đến bộ vi sai. Đồng thời, hai láp ngang sẽ chuyển động theo vòng quay tương ứng, qua đó giúp cho xe lăn bánh.
Thông thường vận tốc ở mỗi bánh xe thường không đồng nhất với nhau, bởi theo các chuyên gia sản xuất sự không đồng đều vận tốc này sẽ giảm thiểu tình trạng lật xe khi đi những đoạn cua. Do đó, bộ vi sai đóng vai trò quan trọng giúp bánh xe ô tô dù chuyển động tách biệt song vẫn có sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau để xe di chuyển ổn định.
Toyota Vios - mẫu xe 1 cầu dẫn động cầu trước
Xe 1 cầu có cầu xe ở hai bánh trước hoặc hai bánh sau. Theo đó, cầu xe dẫn động phía trước gọi là dẫn động cầu trước. Ngược lại, dẫn động cầu sau dùng để gọi cầu xe dẫn động đặt ở phía sau.
Xe dẫn động cầu trước (Front-Wheel Drive): Dẫn lực từ động cơ đến cầu trước để truyền động cho bánh xe trước.
Xe dẫn động cầu sau (Rear-Wheel Drive): Dẫn lực từ động cơ đến cầu sau để truyền động cho bánh xe sau.
Cấu tạo xe 1 cầu trước và 1 cầu sau
Xe 2 cầu (hệ dẫn động 4 bánh)
Mitsubishi Outlander - tiêu biểu cho dòng xe dẫn động hai cầu
Xe 2 cầu là phiên bản nâng cấp của xe 1 cầu với những ưu điểm vượt trội.
Xe dẫn động 4 bánh bán thời gian:
Cơ chế dẫn động đồng thời 4 bánh chứ không còn từng hai bánh ở cầu trước và cầu sau như xe 1 cầu. Thay vào đó, 4 bánh xe đều được truyền động từ hoặc cầu trước hoặc cầu sau.
Xe dẫn động 4 bánh toàn thời gian:
Tương tự như xe dẫn động 4 bánh bán thời gian, các bánh xe của xe dẫn động này cũng được truyền động cùng lúc. Tuy nhiên, xe sẽ được mặc định dẫn động 4 bánh và không thể chuyển thành dẫn động cầu trước hoặc sau.
Ford Everest 2023 Titanium 4x2 (1 cầu) và Titanium 4x4 (2 cầu)
Xe 1 cầu sẽ có thường được gọi là xe 4x2 hoặc 2WD (Two Wheel Drive). Ô tô có dẫn động hai bánh được trang bị ở hai bánh trước hoặc hai bánh sau được gọi là xe 1 cầu. Để thuận tiện hơn trong việc phân biệt, người ta quy ước rằng nếu cầu xe dẫn động ở 2 bánh trước thì gọi là xe truyền động cầu trước (FWD) ngược lại nếu cầu xe dẫn động ở 2 bánh sau thì gọi là xe truyền động cầu sau (RWD).
Tại thị trường Việt Nam, những dòng sedan cỡ nhỏ, cỡ trung như Honda City, Toyota Camry, Hyundai Sonata, Mazda 6,... thường được trang bị hệ dẫn động cầu trước.
Honda City
Những chiếc Crossover, SUV hay MPV như Toyota Innova, Ford Everest,… được trang bị hệ dẫn động cầu sau. Một số phiên bản của các dòng xe sang như Mercedes - Benz C-Class, BMW 3-series,... cũng dùng hệ dẫn động RWD.
Xe 2 cầu là loại xe sử dụng hệ dẫn động 4 bánh với 2 loại chính là hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (4WD) và hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (AWD). Điểm khác biệt lớn nhất của 2 loại này nằm ở thời gian hệ thống dẫn động tác động tới các bánh xe.
Mazda CX5
Cả 4 bánh xe đều được truyền động như nhau trong mọi thời điểm và trên mọi loại bề mặt đường.
Khi cần thiết hệ thống có thể tự chuyển qua chế 4WD bởi hệ thống này được trang bị bộ phận cảm biến tốc độ giữa các bánh xe để mở/đóng chế độ 4WD.
Với các loại xe bán tải, hệ dẫn động 4 bánh thường được áp dụng mục đích tăng sức mạnh chuyên chở hàng hoá cho dòng xe này. Tuỳ vào phiên bản mà mỗi mẫu xe bán tải được trang bị hệ dẫn động 4WD hay AWD.
Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa xe 1 cầu và xe 2 cầu:
Đặc điểm so sánh | Xe 1 cầu | Xe 2 cầu |
Hệ thống dẫn động | 1 cầu dẫn động 2 bánh xe | 2 cầu dẫn động 4 bánh xe |
Hiệu suất di chuyển | Di chuyển ổn định, tốt trên đường trong phố, địa hình bằng phẳng, mặt đường nhựa | Di chuyển tốt trên đoạn đường sỏi đá, ghồ ghề và đèo dốc |
Khả năng di chuyển | Gặp khó khăn khi vượt địa hình, dốc cao | Dễ dàng vượt qua nhiều loại địa hình từ dễ đến khó nhằn như offroad |
Cấu trúc | Đơn giản | Phức tạp |
Độ bám đường | Khả năng bám đường giảm trong điều kiện đường ướt, trơn trượt | Bám đường tốt khi vào cua, an toàn khi đi trên đoạn đường đèo, dốc |
Mức tiêu hao nhiên liệu | Tiết kiệm | Tiêu hao nhiên liệu hơn so với xe 1 cầu |
Giá thành | Giá thấp hơn | Giá cao hơn |
Bên cạnh đó, bạn có thể nhận biết ô tô 2 cầu dựa vào ký hiệu bên phải đuôi xe như: AWD, 4WD, 4matic, 4x4,... Tuỳ quy ước riêng của từng hãng sẽ có ký hiệu khác nhau.
Xe 2 cầu của mỗi hãng sẽ có ký hiệu khác nhau
Quyết định mua xe 1 cầu hay 2 cầu là tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng xe của bạn.
Nếu bạn thường xuyên đi lại trong thành phố hay trên những con đường có địa hình bằng phẳng thì xe 1 cầu là lựa chọn phù hợp.
Nếu phải thường xuyên phải vận chuyển hàng hoá nặng hay di chuyển trên những đoạn đường gồ ghề, sỏi đá hay địa hình khó khăn thì bạn nên lựa chọn xe 2 cầu.
Việc nhận dạng được xe 1 cầu và xe 2 cầu sẽ giúp ích rất nhiều đối với những ai có ý định mua xe. Hãy truy cập Caready để xem các mẫu xe 1 cầu, xe 2 cầu đang được bán với giá tốt nhất hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn mua xe nhanh chóng!
Bình luận