Những dấu hiệu xe hết nước làm mát

Mục lục
Mục lục

Nước làm mát có vai trò quan trọng trong việc vận hành của động cơ xe. Vì vậy, khi xe hết nước làm mát hoặc hao hụt nhiều bạn cần phải xử lý ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng. Hôm nay hãy cùng Caready tìm hiểu những dấu hiệu xe hết nước làm mát và cách xử lý khi xe hết nước làm mát qua bài viết sau nhé! 

Nguyên nhân xe hết nước mát 

1. Nước làm mát động cơ bị rò rỉ ra bên ngoài

Trong quá trình hoạt động các đường ống dẫn hay tại vị trí các khúc nối có xiết bằng cổ dê có thể bị hở gây ra hiện tượng nước làm mát bị rò rỉ và bị hao dần. Tuy nhiên, quá trình hao hụt nước làm mát này diễn ra từ từ nên rất khó để phát hiện sớm. Đặc biệt trong những trường hợp nơi rò rỉ nằm ở vị trí ngóc ngách của động cơ xe.

Ngoài ra, các nút bịt lỗ được gia công trên động cơ xe ô tô (hay còn gọi là đồng tiền) bị ăn mòn cũng có thể là nguyên nhân hao hụt nước mát. Két chứa nước làm mát làm việc trong thời gian dài khiến cho các thanh tản nhiệt bị hỏng hoặc khi xe di chuyển trên đường bị đá văng lên làm cho két nước bị thủng và khiến hao nước. Nếu hiện tượng rò rỉ này không được phát hiện kịp thời có thể khiến xe ô tô bị hết nước làm mát.

những dấu hiệu xe hết nước làm mát
Xe hết nước làm mát lâu ngày gây ra nhiều hư hỏng nghiêm trọng

Nắp của két chứa nước làm mát bị hỏng khiến cho hệ thống không còn được kín. Khi động cơ hoạt động khiến nước nóng lên sẽ dẫn đến hiện tượng bay hơi gây nên tình trạng hao nước làm mát. Do đó, nếu bạn không kiểm tra thì sẽ không phát hiện ra sự cố này và xe sẽ gặp hiện tượng cứ đi một thời gian lại thấy nước làm mát bị hao bất thường nhưng không tìm được nguyên nhân vì không thấy có dấu hiệu nước bị chảy dưới gầm xe.

Xem thêm: Hướng dẫn vệ sinh lọc gió điều hòa ô tô

2. Nước làm mát bị lọt vào bên trong buồng đốt

Trong động cơ ô tô có gioăng quy lát, chi tiết này có công dụng làm kín giữa hai bộ phận mặt máy và thân máy. Bộ phận này bị hỏng cũng là nguyên nhân khiến cho đường nước làm mát của động cơ bị thông sang với đường dầu hoặc sẽ đi vào buồng đốt. Xi lanh của động cơ bị nứt và khi đó sẽ khiến cho nước làm mát cũng bị lọt vào buồng đốt.

Bên cạnh đó, đối với các loại xe sử dụng số tự động, két dầu của hộp số đã bị hỏng và khiến cho nước làm mát của động cơ bị lẫn sang dầu của hộp số cũng là nguyên do thường gặp nhất khi xe có hiện tượng hao nước mát. 

Xem thêm: 9 địa chỉ garage ô tô tuy tín tại thành phố Hồ Chí Minh


Nước làm mát đi vào buồng đốt gây ra hiện tượng xe khó khởi động

Những dấu hiệu xe hết nước làm mát

Rất khó để phát hiện ra xe hết nước làm mát, do đó để đảm bảo xe vận hành tốt bạn nên thường xuyên kiểm tra. Dưới đây là một số dấu hiệu xe hết nước làm mát: 

  • Xe khó khởi động, rung giật: Nước làm mát lọt vào buồng đốt khiến cho động cơ bị rung giật và xe khó khởi động.
  • Mùi khét xuất hiện: Xe ô tô bị hao nước làm mát khiến cho phương tiện có mùi khét khi vận hành, bốc khói, ì máy, chết máy,… Tình trạng này xảy ra do lượng nhiệt ở động cơ tăng cao, nước làm mát bị cạn dẫn đến tình trạng phớt bị cháy.

Khi xe có những dấu hiệu trên bạn hãy kiểm tra két nước làm mát và nên đưa xe tới ngay các trung tâm sửa chữa để được kiểm tra và khắc phục kịp thời. Tuy nhiên trong trường hợp khẩn cấp, ta có thể tự châm thêm nước làm mát cho xe. Theo các chuyên gia về chăm sóc bảo dưỡng ô tô, nước làm mát được lưu trữ ở dạng tuần hoàn khép kín nên rất khó bị hao hụt. Thông thường, sau từ 2 - 3 năm hoặc 40.000 - 50.000 km lăn bánh mới phải châm nước làm mát mới. 

8 bước thay nước làm mát trên ô tô nhanh chóng tại nhà

Caready sẽ gợi ý cho các chủ xe cách xử lý khi xe hết nước làm mát thông qua hướng dẫn thay nước làm mát tại nhà như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ đầy đủ

Chuẩn bị các dụng cụ bao gồm: Nước sạch, dung dịch làm mát, tua vít, đèn bấm, phễu thay nước, chậu dùng để đựng nước làm mát xả bỏ, trang phục bảo hộ ( gang tay, kính). Trước khi tiến hành vệ sinh két nước, xe phải được tắt máy và để động cơ nguội hẳn.

  • Bước 2: Xả sạch nước mát cũ trong xe

Mở nắp bình tản nhiệt, sau đó mở lỗ thoát nước và đặt khai chứa dưới đáy bình tản nhiệt để nước làm mát cũ chảy ra. 

  • Bước 3: Rửa bình chứa bằng nước sạch

Sau khi nước làm mát đã chảy ra hết, đóng đóng lỗ thoát nước và đổ đầy nước lọc và đậy nắp lại. Tiếp theo, khởi động xe trong khoảng 5 phút để lượng nước có thể lưu chuyển trong hệ thống làm mát. Thực hiện lặp lại thao tác này 2 lần để đảm bảo hệ thống làm mát được vệ sinh sạch sẽ. Cuối cùng, xả toàn bộ lượng nước cặn bẩn đã vệ sinh trong bình tản nhiệt ra bên ngoài.  



Lưu ý vệ sinh két nước làm mát định kỳ để xe hoạt động tốt nhất

  • Bước 4: Pha hỗn hợp nước làm mát

Sau khi bình chứa đã được rửa sạch, tiến hành pha hỗn hợp nước làm mát ô tô. Để đạt hiệu quả, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng đi kèm với dung dịch.

  • Bước 5: Đổ hỗn hợp nước làm mát vừa pha vào trong bình chứa chính và phụ
  • Bước 6: Khởi động phương tiện cho đến khi bình nhiệt sủi bọt khí và nước làm mát bắt đầu rút dần. Trong suốt quá trình cần theo dõi kim chỉ nhiệt để đảm bảo nền nhiệt luôn ở mức tiêu chuẩn.
  • Bước 7: Sau khi nước làm mát đã rút xuống, bắt đầu tiến hành châm đầy cả hai bình chính và phụ.
  • Bước 8: Sử dụng phễu để thu gom nước làm mát cũ và xử lý chất loại thải đúng theo quy định.

"Của bền tại người" do đó trong quá trình sử dụng hãy kiểm tra ô tô bạn thường xuyên và đưa xe đi bảo dưỡng đúng thời hạn nhé! Caready hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể nắm bắt được nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý khi xe hết nước làm mát. Đừng quên truy cập Caready để "bỏ túi" thêm nhiều mẹo bảo dưỡng xe ô tô hữu ích và tham khảo thông tin của các mẫu xe ô tô mới và cũ đang được bán với giá tốt nhất nhé! 

Xem thêm: Những loại dầu nhớt tốt nhất cho ô tô


Bình luận

0/500